Giáo dục và Đời sống
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
No Result
View All Result
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
Home GIÁO DỤC

Tranh luận về bài thơ “Bắt nạt” trong sách Ngữ văn lớp 6 mới

02:08 - 16/08/2021
A A

Bài viếtliên quan

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

(Giaoducvadoisong.vn) – Bên cạnh luồng tranh luận cho rằng bài thơ “Bắt nạt” có nội dung, câu từ ngô nghê thì nhiều ý kiến cho rằng người đọc cần có cái nhìn lạc quan và thái độ trân trọng khi cảm nhận các tác phẩm văn học.

Năm học mới 2021- 2022 sẽ là năm đầu tiên mà lứa học sinh lớp 2, lớp 6 học sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông mới (Chương trình GDPT 2018). Có 3 bộ sách: Cánh Diều, Chân trời sáng tạo và bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cho các tỉnh, thành lựa chọn và sử dụng.

Dù chưa chính thức bước vào năm học mới song đã có một số tranh luận liên quan đến nội dung của những bộ sách giáo khoa mới này. Trong đó, đáng chú ý là bài thơ “Bắt nạt” nằm trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập 1), thuộc bộ sách giáo khoa (SGK) “Kết nối tri thức với cuộc sống” do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành. Bài thơ được trích từ tập thơ “Ra vườn nhặt nắng” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh.

Sau khi được đưa vào sách giáo khoa, bài thơ đã gây ra luồng tranh cãi đến từ phía giáo viên, phụ huynh…

Bài thơ quá trẻ con, không phù hợp với học sinh lớp 6?

Bài thơ “Bắt nạt” đang gây ra tranh cãi khi được đưa vào sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 mới.

Trao đổi với  phụ huynh Hoàng Hải Nam (Quảng Ninh) cho biết: “Bài thơ có tư tưởng nhân đạo khi đề cập đến vấn đề thường gặp, đó chính là: Bắt nạt. Song, cá nhân tôi thấy cách thể hiện chưa sắc nét, những hình ảnh, câu từ cũng khá ngô nghê, chỉ thực sự phù hợp với các lớp nhỏ”.

Đồng quan điểm, phụ huynh Trần Thanh Thảo bày tỏ, cách gieo vần, bắt nhịp có phần gượng ép khiến người đọc không cảm nhận được cái hay của câu từ. Theo chị Thảo, tác giả dường như đã cố gắng lắp ghép những từ cuối có cùng vần của các câu 2 và 4 trong cùng một khổ thơ để nghe cho có vần có điệu. Ví dụ, câu cuối của bài thơ “Vì bắt nạt rất hôi” là một câu rất ngô nghê, thậm chí là vô nghĩa khi dùng từ “hôi” chỉ để cho vần với từ “rồi” của câu 2 trong cùng khổ.

“Đọc lần đầu thì thấy vui vui, nhưng phân tích kỹ, tôi thấy vần điệu của bài rất ngang, ý thơ không sâu, nhiều câu từ còn sáo rỗng… Nhìn chung, bài thơ này không hay, không đặc sắc và còn nhiều bài khác hay hơn có thể lấy vào sách giáo khoa” – chị Thảo nhận xét.

Không chỉ phụ huynh, nhiều giáo viên cũng nhận xét bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh là “bài thơ ít chất thơ”, “chưa thỏa mãn với tiêu chí của một văn bản văn học”.

Là giáo viên tham gia tập huấn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 của chương trình giáo dục phổ thông mới, cô K.H (Hải Phòng) nhận định: “Với bài thơ “Bắt nạt”, thật khó để nhìn ra được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. Tôi thấy, bài thơ này để đọc cho vui thì được, chẳng ai bắt bẻ gì. Nhưng bài thơ được đưa hẳn vào sách giáo khoa lớp 6, tức là sẽ trở thành bước đệm đầu tiên đưa các em đến với chương trình Ngữ văn cấp 2 thì tôi thấy chưa thực sự xứng đáng”.

“Hãy dùng sự trân trọng để thưởng thức văn chương”

Tuy nhiên, có không ít ý kiến cho rằng “Bắt nạt” là một bài thơ hay khi sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng, trong sáng và ẩn chứa một thông điệp nhân văn, hướng con người tới “Chân – Thiện – Mỹ”.

Em Nguyễn Phương Linh (học sinh lớp 12, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Sau khi đọc bài thơ này, em thấy rất ấn tượng bởi lời thơ giản dị, dễ hiểu, không “đao to búa lớn”. Ngồi trên ghế nhà trường, em không khỏi buồn bã và ám ảnh trước trường hợp bạn bè của mình bị bắt nạt cả về thể chất lẫn tinh thần. Nói chung, bài thơ đã đề cập đến vấn đề “nóng”, nhắc nhở một cách chân thành, gợi ra trong lòng những đứa trẻ cảm giác của tình người, rất nhân văn”.

Tương tự, nhà giáo Vũ Thu Hương (giáo viên Ngữ văn, Thái Bình) cho hay, mọi người nên có cái nhìn cởi mở, lạc quan hơn về bài thơ này.

“Bài thơ gồm 8 khổ, mỗi khổ gồm 4 dòng với nội dung đề cập đến những mặt tiêu cực của việc đi bắt nạt người khác, đồng thời khuyên bảo các em không nên “ỷ mạnh hiếp yếu”. Về nội dung và mục đích giáo dục, tôi thấy đây là bài thơ hay, phù hợp với việc giáo dục trẻ em về nạn bắt nạt tồn tại trong môi trường học đường.

Về biện pháp nghệ thuật, nếu đọc kỹ, ta sẽ thấy bài thơ “Bắt nạt” rất phong phú về phép tu từ như so sánh, ẩn dụ, câu hỏi tu từ… Đặc biệt là bố cục rất chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị, phù hợp với tâm lý trẻ thơ.

Điều quan trọng của một tác phẩm văn học là nội dung đề cập tới. Tôi thấy, bài thơ này đã làm khá tốt”.

Thầy giáo Ngữ văn Nguyễn Hoàng Đặng (Hải Phòng) nhận xét, văn bản “Bắt nạt” vẫn phù hợp khi sử dụng cho đối tượng học sinh lớp 6, không nhất thiết phải học sinh nhỏ hơn mới hợp như một số ý kiến đã nêu. Theo thầy Đặng, trong văn chương, những tác phẩm không giới hạn cho lứa tuổi nào. Cách thưởng thức văn chương nhiều khi chỉ đơn giản là dùng sự trân trọng để thưởng thức cái hay, cái đẹp mà tác giả gửi gắm.

“Mỗi người một cảm nhận, người này thấy hay, nhưng cá nhân khác lại thấy dở, là chuyện hết sức bình thường.

Tuy nhiên, việc lựa chọn một văn bản để đưa vào chương trình là một quá trình khó khăn, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Hội đồng biên soạn đều là những người có bề dày kinh nghiệm cả về lý luận lẫn thực tiễn, cho nên tôi nghĩ, việc đưa tác phẩm “Bắt nạt” này vào chương trình sách giáo khoa ắt hẳn sẽ có những lý do riêng. Quan trọng hơn, chúng ta nên công nhận công sức của cả tập thể biên soạn cũng như tác giả”.

Nguồn: Kiều Phương
Thẻ: bài thơ bắt nạtchương trình giáo dục phổ thông mớigiáo dục và đời sống

Related Posts

Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.
VĂN HÓA

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

bởi BBT
30/12/2022
0
0

Với tình yêu quê hương đất nước, tân Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam - UK 2022 (tại Vương Quốc...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

bởi BBT
29/12/2022
0
0

3 tuyến cáp quang biển APG, AAG và AAE-1 nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp sự cố đang...

Đọc thêm
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.
ĐỜI SỐNG

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Khoảng 19h ngày 27/12, nổ lớn kết hợp với lửa bùng lên tại số 176 Hoàng Công Chất, Hà Nội...

Đọc thêm
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.
TUYỂN SINH - DU HỌC

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Ngày 21/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm, chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhân...

Đọc thêm
PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đọc thông điệp tại hội nghị thường niên năm 2022 chiều 22-12
GIÁO DỤC

Năm 2023 Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển đổi số toàn hệ thống

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Thông tin trên được PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - công bố tại...

Đọc thêm
Học sinh Trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi học tiết học ảo - Ảnh: Nhà trường cung cấp
GIÁO DỤC

TP.HCM thí điểm lớp học ảo tại hai trường tiểu học

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Mô hình lớp học ảo vừa được triển khai thí điểm tại hai trường tiểu học ở TP.HCM từ ngày...

Đọc thêm
Việt phục tân thời vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của một thuở vàng son cho đến ngày nay.
ĐỜI SỐNG

Challenge “Y phục xứng kỳ đức”: Đánh thức tình yêu văn hóa trong giới trẻ Việt qua thử thách thiết kế Việt phục

bởi BBT
20/12/2022
0
0

Tối ngày 19/12, Cuộc thi thiết kế sáng tạo Creative Hunter 2022 chính thức khởi động Challenge “Y phục xứng...

Đọc thêm
Người dân chờ đợi khám, nhận thuốc bảo hiểm y tế tại một bệnh viện trên địa bàn TP.HCM
SỨC KHỎE

TP.HCM dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi là thách thức năm 2023

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Ngành y tế TP.HCM dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn...

Đọc thêm
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, cần làm xét nghiệm máu.
SỨC KHỎE

Ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng vẫn ở mức cao

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Nhiệt độ miền Bắc đang giảm nhưng chưa đủ để hạn chế sự hoạt động của muỗi vằn truyền bệnh...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau

Phụ huynh trường THPT FPT ‘kêu cứu’ vì cách tính học phí trực tuyến

Diễn viên Thu Quỳnh, Thanh Hương "trượt" đề cử chính thức VTV Awards 2021

Phát lệnh khởi công Bệnh viện Sản - Nhi Phú Yên.
ĐỜI SỐNG

Khởi công xây dựng công trình Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Phú Yên

bởi Manhthanh93
31/03/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Công trình Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Phú Yên có mức đầu tư...

Đọc thêm
Đảo Ba Bình và các công trình Đài Loan xây trái phép. (Ảnh: CSIS/AMT)

Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận ở đảo Ba Bình

31/03/2023
0
Điều tra vụ 2 vợ chồng bấm được 4 biển số xe "siêu đẹp".

Bộ Công an điều tra vụ bấm được 4 biển số ‘siêu đẹp’ tại Đồng Nai

31/03/2023
0
Vụ án con trai sát hại mẹ ruột ở Quận 12 khiến người dân bàng hoàng (Ảnh: X.Đ)

Lêu lổng, bị mẹ la rầy, con trai sát hại mẹ ruột ở TP.HCM

31/03/2023
0
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

31/03/2023
0

Cơ quan chủ quản Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Thị Hải
Email: diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0962426276
Vận hành Công ty Truyền thông Sống khỏe và Pháp luật
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI

 
Loading Comments...
Comment
    ×