Giáo dục và Đời sống
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
No Result
View All Result
Thứ Hai, Tháng Một 30, 2023
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
Home GIÁO DỤC

Tranh cãi gay gắt đề xuất bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”

03:11 - 26/11/2021
A A

(Giáo dục&Đời sống) – Đề xuất chấm dứt khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” của GS Trần Ngọc Thêm đã tạo ra làn sóng tranh cãi gay gắt về vấn đề này giữa giáo viên, phụ huynh và chuyên gia.

Bài viếtliên quan

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

Tại hội thảo Giáo dục Việt Nam chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo” do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, GS Trần Ngọc Thêm (Trường ĐH Khoa học xã hội & nhân văn – ĐH Quốc gia TPHCM) trình bày quan điểm trên trong tham luận: “Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”.

Ông khẳng định, sáng tạo thuộc về tài năng trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, “tiên học lễ hậu học văn”, đề cao sự phục tùng. Trong khi đó, để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình.

GS Trần Ngọc Thêm kiến nghị: “Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo”.

“Chừng nào còn đề cao chữ Lễ để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển”, ông nhấn mạnh thêm.

Quan điểm trên đã gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt của dư luận.

“Tiên học lễ…” không còn hợp thời?

Trao đổi với  phụ huynh Lê Hải Nam (Hà Nội) chia sẻ, nên bỏ khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”, thay thế bằng môn học giáo dục nhân cách để học sinh thích ứng và hòa nhập với xã hội hiện đại.

“Cốt lõi của câu “Tiên học lễ, hậu học văn” là nhấn mạnh việc trau dồi đạo đức bên cạnh việc học lấy tri thức, kỹ năng. Đây là phương châm mà nền giáo dục của nhiều quốc gia hướng đến.

Tuy nhiên, phải thừa nhận, chữ “lễ” trong khẩu hiệu quả là khó hiểu với trẻ em, bởi ngay cả người lớn (trong đó có tôi) cũng hiểu lơ mơ về nó. Chữ “lễ” trong đầu tôi có cái nghĩa rất đẹp, rất rộng, nhưng cũng rất chung chung, tới mức trừu tượng và thậm chí khó có thể diễn tả bằng lời.

Cho đến bây giờ, chín người thì mười ý về chữ “lễ” trong “Tiên học lễ, hậu học văn”. Sự tranh luận không hồi kết này phần nào cho thấy sự không hiệu quả của việc treo các câu khẩu hiệu. Giáo dục không dựa trên những tiêu chí cụ thể rõ ràng sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, đã đến lúc phải chấm dứt hô hào khẩu hiệu. Thay vì nói khơi khơi là học “Tiên học lễ..”, chúng ta nên dạy học sinh cách giao tiếp, ứng xử xã hội. Trực tiếp giáo dục nhân cách học trò như vậy sẽ tốt hơn so với việc chỉ nói đến một chữ “lễ” mơ hồ và vẫn còn gây tranh cãi rất nhiều năm”.

De-xuat-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-vandocx-1637801548229
“Tiên học lễ, hậu học văn” là khẩu hiệu được nhiều trường sử dụng như một lời nhắc nhở mỗi học sinh và giáo viên khi đã bước chân vào môi trường giáo dục thì điều đầu tiên phải học là học về lễ độ, cách ứng xử. (Ảnh: K.P)

Tương tự, thầy N.T.H. (giáo viên cấp 2 tại Hà Nội) bày tỏ, lâu nay, nhiều ngôi trường duy trì khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng lại không chú trọng chuyển hóa nó thành hiện thực. Thậm chí, một số cơ sở giáo dục còn đầu tư làm khẩu hiệu và treo rất hoành tráng, nhưng giáo viên lại không có cơ hội và cũng không biết làm thế nào để có thể dạy “lễ” cho học sinh. Đây là lý do dẫn đến nhiều sự việc đáng trách như học sinh “xử” nhau bằng vũ lực; trò hỗn láo, đòi “solo” với giáo viên hay người thầy không tôn trọng ý kiến, quan điểm cá nhân của trẻ…

“Nếu chỉ đơn giản là treo khẩu hiệu rồi quên đi việc thực hiện phương châm ấy, thì theo tôi là nên chấm dứt để giảm thiểu căn bệnh hình thức. Trên thực tế, bất cứ khẩu hiệu nào, dù hay và ý nghĩa đến đâu, nhưng cũng sẽ trở nên vô giá trị khi nó mãi chỉ là khẩu hiệu suông, nói mà không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn.

Chẳng cần reo hò “Tiên học lễ, hậu học văn”, mỗi thầy cô hãy tạo ra môi trường kỷ cương, nề nếp bằng cách trở thành tấm gương đạo đức cho học sinh, song song với việc truyền đạt kiến thức. Dù không “đao to búa lớn” như những câu khẩu hiệu, nhưng đây chính là việc làm chuẩn mực và thiết thực với nền giáo dục nước nhà”.

Bàn luận về vấn đề này, GS.TS Phạm Tất Dong – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam cho hay, dưới sự ảnh hưởng của lễ giáo Nho học, “Tiên học lễ, hậu học văn” đã trở thành khẩu hiệu không thể thiếu ở hầu hết các trường phổ thông. Nó mang ý nghĩa tốt đẹp, như một lời nhắc nhở mỗi học sinh và giáo viên khi đã bước chân vào ngành giáo dục thì điều đầu tiên phải học là học về lễ độ, cách ứng xử.

Tuy nhiên, đã đến lúc nên chấm dứt khẩu hiệu này bởi mỗi thời đại cần đưa ra một khẩu hiệu, phương châm giáo dục riêng. Không nên đem khẩu hiệu từ thời Nho học, phong kiến để áp vào thời đại xã hội chủ nghĩa; nhất là giai đoạn kinh tế tri thức, cách mạng công nghiệp như hiện tại.

“Trong giai đoạn kinh tế tri thức, cần phải xem xét để đưa ra khẩu hiệu mà ở đó đòi hỏi con người làm chủ được tương lai, tri thức và công nghệ; chứ không đơn thuần là “lễ và văn” như thời xưa. Giáo dục kiến tạo, giáo dục hướng đến sự tự do… rất cần cho việc giáo dục con người trong thời đại mới” – GS Phạm Tất Dong cho biết.

Bỏ đi vai trò của giáo dục đạo đức là sai lầm

Tuy nhiên, nhiều cá nhân bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn”.

“Tôi đồng ý trong giáo dục hiện nay, cần đề cao tư duy phản biện, khai phóng, nhưng chấm dứt triết lý “Tiên học lễ, hậu học văn” thì không nên. Hai vấn đề này thuộc về hai phạm trù khác, không hề mâu thuẫn, không nhất thiết phải hy sinh cái nọ để vun trồng cho cái kia” – cô Khổng Hà (giáo viên Ngữ văn cấp 2 tại Hải Phòng) nêu quan điểm.

Nhà giáo này cho rằng, không nên hiểu hai chữ “lễ” và “văn” trong câu “Tiên học lễ, hậu học văn” một cách quá thiển cận, gò bó giống như kiểu lễ lạc, phục tùng hay chỉ học về thơ văn. Ý nghĩa của câu nói này rất rộng. “Lễ” nhắc nhở con người về khía cạnh đạo đức, nhân cách con người, bao gồm cả lòng yêu nước thương nòi, tinh thần nhân đạo…; còn “văn” thì thuộc về phạm trù tri thức, khoa học…

Theo đó, trong giáo dục, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần đặt việc rèn luyện đạo đức, nhân cách con người lên hàng đầu. Kiến thức thì có thể trau dồi vào năm lên 5, lên 6, nhưng đạo đức con người phải được uốn nắn ngay từ thuở “bập bẹ” và cần liên tục thực hành, học hỏi suốt năm tháng về sau.

“Để một nền giáo dục thành công, cần chú trọng đầu tư về nhân cách, đạo đức, bởi Bác Hồ đã nói “Người tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Điều đó cho thấy cái “đức” quan trọng hơn “tài”, cái “lễ” phải học trước cái “văn” – cô Hà nhấn mạnh.

Gắn bó 15 năm với sự nghiệp trồng người, giảng viên Q.H. (trường ĐH Quản lý và Công nghệ) chia sẻ, đạo đức là gốc rễ, góp phần hình thành nên nhân tài. Trên thực tế, có những người không cần quá giỏi, nhưng cách hành xử giao tiếp với mọi người luôn trọn tình, trọn nghĩa, phù hợp chuẩn mực thì ai cũng kính trọng và dễ dàng thành công.

Vì lẽ đó, khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” – với ý nghĩa nhắc nhở con người cần chú trọng việc rèn luyện nhân cách, chính là phương châm giáo dục đúng đắn muôn đời, không gì có thể loại bỏ hay thay thế.

Đặc biệt, trong xã hội hiện tại, khi một bộ phận con người đang bị vật chất, kim tiền làm cho tha hóa, nhiều giá trị văn hóa đang dần mất đi… việc chúng ta chấp nhận bỏ đi giá trị của giáo dục đạo đức thì chẳng khác nào cái cây đang tự chặt đứt rễ của mình.

De-xuat-bo-tien-hoc-le-hau-hoc-vandocx-1637801548406
Nếu hiểu chữ “lễ” cho đúng, vận dụng cho linh hoạt thì “lễ” hoàn toàn không xung đột với tư duy phản biện hay sự chủ động, sáng tạo trong học tập. (Ảnh: K.P)

“Tôi cho rằng, quan điểm “Tiên học lễ, hậu học văn” không hề cản trở quá trình khai mở tư duy phản biện hay giải phóng sức sáng tạo. Nếu chúng ta hiểu chữ “lễ” cho đúng, vận dụng hợp lý thì “lễ” không những không xung đột với tư duy phản biện hay sự chủ động trong học tập, mà thậm chí hai yếu tố này còn nâng đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Một học trò có lễ nghĩa, đạo đức, kính trên nhường dưới… thì sẽ càng có nền tảng để phát triển tư duy.

Vì vậy, đừng tranh cãi xem vấn đề này có quan trọng, hay bỏ nội dung này, nội dung kia. Đổi mới quan điểm giáo dục là cần thiết, nhưng không phải là gạt bỏ hoàn toàn những giá trị truyền thống. Phương châm giáo dục nào tốt, mang giá trị cốt lõi thì cần được trân trọng, gìn giữ, phát huy… Và quan trọng hơn cả, cần phát triển song song việc “học chữ” với “học làm người”, tuyệt đối không được phủ nhận một yếu tố nào, có như vậy nền giáo dục mới có thể nâng cao” – giảng viên Q.H nhấn mạnh.

Nguồn: Kiều Phương
Thẻ: giáo dục và đời sốngtiên học lễ hậu học văn

Related Posts

Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.
VĂN HÓA

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

bởi BBT
30/12/2022
0
0

Với tình yêu quê hương đất nước, tân Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam - UK 2022 (tại Vương Quốc...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

bởi BBT
29/12/2022
0
0

3 tuyến cáp quang biển APG, AAG và AAE-1 nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp sự cố đang...

Đọc thêm
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.
ĐỜI SỐNG

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Khoảng 19h ngày 27/12, nổ lớn kết hợp với lửa bùng lên tại số 176 Hoàng Công Chất, Hà Nội...

Đọc thêm
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.
TUYỂN SINH - DU HỌC

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Ngày 21/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm, chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhân...

Đọc thêm
PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đọc thông điệp tại hội nghị thường niên năm 2022 chiều 22-12
GIÁO DỤC

Năm 2023 Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển đổi số toàn hệ thống

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Thông tin trên được PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - công bố tại...

Đọc thêm
Học sinh Trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi học tiết học ảo - Ảnh: Nhà trường cung cấp
GIÁO DỤC

TP.HCM thí điểm lớp học ảo tại hai trường tiểu học

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Mô hình lớp học ảo vừa được triển khai thí điểm tại hai trường tiểu học ở TP.HCM từ ngày...

Đọc thêm
Việt phục tân thời vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của một thuở vàng son cho đến ngày nay.
ĐỜI SỐNG

Challenge “Y phục xứng kỳ đức”: Đánh thức tình yêu văn hóa trong giới trẻ Việt qua thử thách thiết kế Việt phục

bởi BBT
20/12/2022
0
0

Tối ngày 19/12, Cuộc thi thiết kế sáng tạo Creative Hunter 2022 chính thức khởi động Challenge “Y phục xứng...

Đọc thêm
Người dân chờ đợi khám, nhận thuốc bảo hiểm y tế tại một bệnh viện trên địa bàn TP.HCM
SỨC KHỎE

TP.HCM dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi là thách thức năm 2023

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Ngành y tế TP.HCM dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn...

Đọc thêm
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, cần làm xét nghiệm máu.
SỨC KHỎE

Ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng vẫn ở mức cao

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Nhiệt độ miền Bắc đang giảm nhưng chưa đủ để hạn chế sự hoạt động của muỗi vằn truyền bệnh...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau

Quảng Nam thanh tra các gói thầu chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi

Lực lượng chức năng đọc quyết định khởi tố đối với ông Đoàn Thế Nam (áo trắng, thứ 3 từ bên phải qua) - nguyên hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bình Phước - để điều tra về hành vi “tham ô tài sản” - Ảnh: VKS cung cấp.

Bắt cựu hiệu trưởng Trường cao đẳng nghề Bình Phước

Z4011910879105_b4ecc020d5c845b7c69e2871ce6ca3e7
ĐỜI SỐNG

VTC thực hiện chương trình đặc biệt Tết Qúy Mão mang tên “Thắp lên ngọn lửa”

bởi BBT
04/01/2023
0
0

Trong dịp Tết Quý Mão 2023, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC sẽ gửi tới quý vị khán giả...

Đọc thêm
Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

30/12/2022
0

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

29/12/2022
0
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

27/12/2022
0
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

27/12/2022
0
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Thị Hải
Vận hành: DIỄN ĐÀN SỐNG KHỎE VÀ PHÁP LUẬT
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Email: diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0962426276
Cơ quan chủ quản Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
Trụ sở chính: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI

 
Loading Comments...
Comment
    ×