Giáo dục và Đời sống
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
No Result
View All Result
Thứ Tư, Tháng Hai 8, 2023
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
Home GIÁO DỤC

Năm học mới sẽ ra sao?

06:08 - 04/08/2021
A A

Bài viếtliên quan

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

(Giaoducvadoisong.vn) – Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến ngày 5-9, thường là ngày rộn ràng của lễ khai giảng năm học mới. Năm nay dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều tỉnh thành chưa thể xác định được ngày tựu trường. Trong khi đó, Bộ GD-ĐT vẫn im ắng.

Khaigang-1-1628039498121877648210
Học sinh dự lễ khai giảng năm học 2020 tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) – Ảnh: DUYÊN PHAN

Nhiều phụ huynh, giáo viên đề xuất lùi thời gian khai giảng nhưng cũng có nhà trường sẵn sàng bắt đầu năm học mới với hình thức khai giảng và dạy học trực tuyến.

Thắc thỏm ngày tựu trường

“Con tôi về quê với ông bà trước khi dịch bùng phát. Hà Nội đang thực hiện giãn cách, người dân không được ra khỏi thành phố nên bố mẹ không thể về đón con ra được. Việc quyết định thời điểm học sinh bước vào năm học mới cần sớm hơn để phụ huynh chủ động lo liệu.

Trường hợp học sinh phải học trực tuyến cũng cần có sự chuẩn bị” – chị Hằng Nga, có con học ở Trường tiểu học Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội), cho biết.

Ngược lại, một phụ huynh khác ở Ninh Bình cho hay con chị đang bị “mắc kẹt” ở Hà Nội, trong khi Ninh Bình là một trong hơn 30 tỉnh thành tới nay vẫn giữ nguyên lịch tựu trường theo khung được Bộ GD-ĐT ban hành trong quyết định 2084, tức là tựu trường vào ngày 1-9 và khai giảng vào ngày 5-9.

Nhiều phụ huynh ở TP.HCM lo lắng khi thành phố đang phong tỏa vì dịch mà ngày tựu trường đang đến gần.

“Tình hình dịch đang rất phức tạp, việc cho học sinh đến trường vào đầu tháng 9 là không khả thi. Tôi đề nghị nếu học sinh tiểu học không thể đến trường, Bộ và Sở GD-ĐT cần tính toán để có phương án phù hợp chứ không thể bắt học sinh lớp 1, 2 phải học trực tuyến, rất vất vả cho phụ huynh mà lại không hiệu quả” – bà Phạm Phương Lan, phụ huynh có con sắp bước vào lớp 2 ở quận 7, TP.HCM, chia sẻ.

Bà Lan kể: “Năm học trước con tôi đã có khoảng thời gian ngắn học từ xa. Bé còn nhỏ nên tôi cứ phải ngồi kế bên mỗi khi con học. Mà học từ xa các bé hay lơ đễnh lắm. Học xong, cháu không nhớ được gì cả”.

Tương tự, bà Nguyễn Ánh Hồng, nhà ở phường Đa Kao, quận 1, TP.HCM, cũng nêu ý kiến: “Nếu dịch bệnh chưa kiểm soát được thì chưa bắt đầu năm học mới. Tôi phản đối việc cho học sinh lớp 1 học trực tuyến, nhất là giai đoạn đầu năm học.

Các bé mới tốt nghiệp mầm non, chỉ quen với việc vui chơi chứ đâu đã quen với việc học của học sinh tiểu học. Vì vậy, học sinh lớp 1 phải được học trực tiếp để được thầy cô giáo rèn nề nếp học tập, cách cầm bút, cách viết chữ”.

Khai-giang-16280395342101384881791
Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nguyễn Huệ, quận 1, TP.HCM trong ngày khai giảng năm học 2020-2021 – Ảnh: THANH BÙI

Lùi ngày khai giảng được không?

Năm học 2021-2022 sẽ là năm đầu tiên các trường tiểu học, THCS trên cả nước thực hiện chương trình lớp 2, lớp 6 mới; là năm thứ hai các trường tiểu học thực hiện chương trình lớp 1 mới. Đây chính là nguyên nhân khiến phụ huynh và cả giáo viên dè dặt khi nói về phương án học trực tuyến.

“Tôi cho rằng năm học mới vẫn có thể bắt đầu từ tháng 9 đối với các lớp 7, 8, 9, 11, 12 vì các em đã lớn, ý thức học tập cao. Riêng học sinh TP.HCM cũng đã quen với phương pháp học tập từ xa.

Tuy nhiên, các lớp đầu cấp như lớp 1, lớp 6, lớp 10 mà bắt học trực tuyến ngay từ đầu năm thì rất dễ làm cho học sinh “hụt hơi” bởi các em chưa được làm quen với trường, với lớp, với thầy cô giáo, chưa được hướng dẫn phương pháp học tập hoàn toàn mới của cấp học.

Ngay cả giáo viên cũng mong được đến trường trực tiếp trao đổi với đồng nghiệp, họp tổ chuyên môn và thống nhất kế hoạch bài dạy. Sau đó là trực tiếp giảng dạy, dự giờ của nhau để rút kinh nghiệm chứ nếu dạy – học trực tuyến thì sẽ rất khó” – một giáo viên môn hóa ở quận Phú Nhuận, TP.HCM – bộc bạch.

Ông Từ Quốc Tuấn – hiệu trưởng Trường tiểu học Lương Định Của, quận 3, TP.HCM – nêu ý kiến: “Tôi đề nghị lùi ngày khai giảng năm học mới đến tháng 10 hoặc tháng 11-2021. Việc lùi thời gian năm học cho bậc tiểu học không ảnh hưởng gì đến kế hoạch năm học.

Bởi vì học sinh tiểu học không bị ràng buộc bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT cùng với các tỉnh thành khác như học sinh lớp 12. Nếu năm học bắt đầu trễ thì sẽ kết thúc trễ”.

Ông Tuấn thừa nhận việc dạy trực tuyến cho học sinh lớp 1, lớp 2 là không hiệu quả và gặp rất nhiều khó khăn vì gần như giao phó cho phụ huynh. Nhưng trên thực tế không phải phụ huynh nào cũng có kỹ năng sư phạm và sự am hiểu về chương trình.

Lùi thì đến bao giờ?

Nhiều hiệu trưởng ở Hà Nội lại có góc nhìn khác. Theo cô Nguyễn Thị Nhiếp – hiệu trưởng Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), trừ những nơi ảnh hưởng quá nặng, khó khăn cả về nhân lực và điều kiện dạy học trực tuyến, còn những địa phương khác bao gồm cả Hà Nội không nên lùi thời gian năm học mới. Thay vào đó, có thể tính đến phương án khai giảng online, dạy học trực tuyến.

“Học sinh được đến trường vẫn là hiện thực tốt hơn cả nhưng tình hình dịch bệnh hiện nay vẫn căng. Và cả khi dịch lùi thì cũng không chắc chắn trong năm học lại có những thời điểm gián đoạn, học sinh không đến trường.

Nếu lùi thời gian năm học mới thì lùi đến bao giờ, khi không thể lường được tình hình dịch bệnh? Chuẩn bị tốt cả phương án dạy học trực tiếp và trực tuyến là cách tốt nhất để chủ động trong việc thực hiện kế hoạch năm học ở bối cảnh dịch bệnh” – cô Nhiếp bày tỏ.

Cô Nhiếp cùng thừa nhận việc học sinh mới chưa có một buổi nào được đến trường mà phải học trực tuyến sẽ có những khó khăn. Trở ngại lớn nhất là phải giúp học sinh làm quen với thầy cô, với môi trường học mới, yêu cầu học tập trực tuyến.

Nhưng nếu tính thời điểm học sinh tựu trường khoảng sau 20-8 thì nhà trường có thể dành 1-2 tuần cho việc tập huấn cho học sinh, rèn nề nếp, thậm chí tổ chức các hoạt động khác nhau cho học sinh bằng hình thức trực tuyến để các em có hứng khởi, giảm bớt những bỡ ngỡ của buổi đầu tiên.

Thầy Hà Xuân Nhâm, hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cũng cho rằng “không nên lùi” vì sẽ bị thụ động, lệ thuộc vào tình hình dịch, kéo theo nhiều hệ lụy.

Thầy Nhâm cũng cho rằng ngay đầu năm học mới triển khai dạy học trực tuyến ngay sẽ có những khó khăn vì học sinh mới chưa làm quen với giáo viên, nội quy, các yêu cầu về học trực tuyến của nhà trường.

Để vào nề nếp cần tổ chức tập huấn cho giáo viên, cho học sinh, cần họp phụ huynh để kêu gọi cha mẹ đồng hành cùng nhà trường trong việc hỗ trợ con hòa nhập với môi trường học mới bằng hình thức trực tuyến.

Tuy nhiên, dù là cách thức nào thì vẫn phải chờ quyết định về thời gian năm học cụ thể. Về điều này, nhiều hiệu trưởng trường công lập ở Hà Nội cho biết rất mong có quyết định, hướng dẫn sớm để đỡ cập rập.

Hiện tại một số trường tư ở Hà Nội như THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS&THPT Lương Thế Vinh đã bắt đầu cho học sinh “tựu trường” bằng hình thức trực tuyến. Một số trường công lập tự chủ tại Hà Nội cũng đang dự kiến thời gian từ ngày 10 đến 15-8, học sinh trở lại học bằng hình thức trực tuyến.

Kim-dong-2-16280395861561164608129
Giáo viên Trường tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) trong một giờ dạy trực tuyến của năm học vừa qua – Ảnh: Đ.THUẬN

Có thể linh hoạt khung thời gian năm học?

Quyết định 2084/QĐ-BGDĐT quy định ngày tựu trường sớm nhất là 1-9, khai giảng vào ngày 5-9. Riêng các trường tư chịu quy định ở một văn bản khác, được phép cho học sinh tựu trường sớm hơn quy định chung tối đa 4 tuần.

Dự kiến trong nửa đầu tháng 8-2021, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành khung thời gian năm học 2021-2022. Theo ý kiến một số nhà quản lý giáo dục, có nhiều lý do để Bộ GD-ĐT cần cân nhắc điều chỉnh quy định này so với nội dung ở văn bản 2084.

– Thứ nhất, nhà trường của các tỉnh thành kết thúc năm học muộn. Hiện có tỉnh còn chưa hoàn tất việc tuyển sinh đầu cấp.

– Thứ hai, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp chưa từng có, nhiều địa phương như TP.HCM và các tỉnh phía Nam bị ảnh hưởng nặng nề.

– Thứ ba, ngành GD-ĐT đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu, rất cần có thời gian để chuẩn bị kỹ, trong đó có việc tập huấn giáo viên, thời gian để học sinh đầu cấp, nhất là lớp 1, lớp 2 làm quen với nề nếp, với chương trình mới.

Nói về khung thời gian năm học, lãnh đạo Bộ GD-ĐT từng cho biết bộ chỉ quy định khung, trong đó đã để mở cho các địa phương chủ động, linh hoạt quyết định thời gian năm học cụ thể tùy theo điều kiện thực tế.

Ngoài ra, trong quy định thời lượng chương trình cũng đã tính dôi dư khoảng 2 tuần dự phòng để các địa phương sử dụng trong các tình huống cụ thể cần điều chỉnh.

Tuy nhiên ở tình huống cụ thể của năm nay, nhiều sở GD-ĐT đều cho rằng bộ cần ban hành khung thời gian năm học sớm hơn. Nếu cho phép linh hoạt thì cũng cần có hướng dẫn cụ thể.

Nguồn: Vĩnh Hà - Hoàng Hương
Thẻ: giáo dục và đời sốngkhai giảngnăm học mới

Related Posts

Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.
VĂN HÓA

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

bởi BBT
30/12/2022
0
0

Với tình yêu quê hương đất nước, tân Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam - UK 2022 (tại Vương Quốc...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

bởi BBT
29/12/2022
0
0

3 tuyến cáp quang biển APG, AAG và AAE-1 nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp sự cố đang...

Đọc thêm
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.
ĐỜI SỐNG

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Khoảng 19h ngày 27/12, nổ lớn kết hợp với lửa bùng lên tại số 176 Hoàng Công Chất, Hà Nội...

Đọc thêm
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.
TUYỂN SINH - DU HỌC

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Ngày 21/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm, chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhân...

Đọc thêm
PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đọc thông điệp tại hội nghị thường niên năm 2022 chiều 22-12
GIÁO DỤC

Năm 2023 Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển đổi số toàn hệ thống

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Thông tin trên được PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - công bố tại...

Đọc thêm
Học sinh Trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi học tiết học ảo - Ảnh: Nhà trường cung cấp
GIÁO DỤC

TP.HCM thí điểm lớp học ảo tại hai trường tiểu học

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Mô hình lớp học ảo vừa được triển khai thí điểm tại hai trường tiểu học ở TP.HCM từ ngày...

Đọc thêm
Việt phục tân thời vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của một thuở vàng son cho đến ngày nay.
ĐỜI SỐNG

Challenge “Y phục xứng kỳ đức”: Đánh thức tình yêu văn hóa trong giới trẻ Việt qua thử thách thiết kế Việt phục

bởi BBT
20/12/2022
0
0

Tối ngày 19/12, Cuộc thi thiết kế sáng tạo Creative Hunter 2022 chính thức khởi động Challenge “Y phục xứng...

Đọc thêm
Người dân chờ đợi khám, nhận thuốc bảo hiểm y tế tại một bệnh viện trên địa bàn TP.HCM
SỨC KHỎE

TP.HCM dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi là thách thức năm 2023

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Ngành y tế TP.HCM dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn...

Đọc thêm
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, cần làm xét nghiệm máu.
SỨC KHỎE

Ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng vẫn ở mức cao

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Nhiệt độ miền Bắc đang giảm nhưng chưa đủ để hạn chế sự hoạt động của muỗi vằn truyền bệnh...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau

Điểm sàn 104 mã ngành ĐH Quốc gia Hà Nội: Cao nhất 24, thấp nhất 18

'ATM oxy’ hỗ trợ nhanh khi cần, gọi số nào?

Dcim101mediadji_0736.jpg
KINH TẾ

Hôm nay, Ngân hàng Nhà nước họp với doanh nghiệp bất động sản về tín dụng

bởi MẠNH THÀNH
08/02/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Sáng nay 8/2, Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội nghị, gặp gỡ các...

Đọc thêm
Nguyen-trong-phuc_can_bo_nen_tu_chuc_khi_da_bi_ky_luat

Lấy phiếu tín nhiệm để đánh giá cán bộ chứ không phải chỉ “tham khảo”

08/02/2023
0

Hà Tĩnh: Liệu chất lượng xây dựng công trình trường tiểu học Hương Lâm có đảm bảo?

07/02/2023
0
Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất các Sở Giao thông vận tải các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các trung tâm đăng kiểm không được máy móc, lợi dụng để làm khó người dân.

Các trung tâm đăng kiểm không được máy móc, lợi dụng để làm khó người dân

07/02/2023
0
Qn18

2 vụ lật xe ô tô trên Quốc lộ 18A đoạn qua Quảng Ninh

07/02/2023
0
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Thị Hải
Vận hành: DIỄN ĐÀN SỐNG KHỎE VÀ PHÁP LUẬT
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Email: diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0962426276
Cơ quan chủ quản Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
Trụ sở chính: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI

 
Loading Comments...
Comment
    ×