Thứ Hai, Tháng Năm 23, 2022
GIÁO DỤC
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
GIÁO DỤC VÀ ĐỜI SỐNG
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
Home GIÁO DỤC

Năm 2021: Gần 20 triệu HS,SV không đến trường và những điều “đáng tiếc” của Bộ trưởng

04:01 - 16/01/2022
in GIÁO DỤC
A A
0
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận Hội nghị

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận Hội nghị

Bài viếtliên quan

182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022

08:05 - 14/05/2022
0
Nội dung về mạng xã hội Facebook trong 3 quyển sách giáo khoa tin học 7 sẽ sử dụng trong năm học 2022 - 2023

Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook

08:05 - 14/05/2022
0

(Giáo dục&Đời sống) – Năm 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn.

Học sinh đến trường trong bối cảnh Covid-19 (Ảnh: H.Anh).

Nội dung giáo dục chỉ còn phần cốt lõi

Theo Bộ GD-ĐT, năm 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, kế hoạch năm học bị đứt đoạn, chương trình và nội dung giáo dục phải thay đổi theo hướng chỉ còn phần cốt lõi, gần 20 triệu trẻ em, học sinh, sinh viên phải tạm dừng đến trường, chuyển sang học trực tuyến, học qua truyền hình trong nhiều tháng liên tiếp, trên 70.000 sinh viên không thể ra trường đúng hạn, ảnh hưởng tới việc cung cấp nguồn nhân lực.

Theo thống kê, tính đến ngày 09/01/2022, cả nước có 9 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp cho tất cả học sinh trên địa bàn; 35 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với trực tuyến và 19 tỉnh, thành phố tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Bộ GDĐT đã hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục mầm non linh hoạt, đảm bảo an toàn cho trẻ em. Xây dựng tài liệu, học liệu trực tuyến, video nhằm hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non tại gia đình.

Bộ đã phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 và tài liệu giáo dục địa phương lớp 1, lớp 2, lớp 6; thẩm định sách giáo khoa lớp 3, lớp 7, lớp 10 và biên soạn sách giáo khoa tiếng dân tộc. Thực hiện điều chỉnh quy trình thẩm định sách giáo khoa nhằm nâng cao chất lượng sách giáo khoa trong thời gian tới.

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia tiếp tục đổi mới và đạt được kết quả tốt; các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế đạt thành tích cao, năm 2021, có 37/37 lượt học sinh dự thi và đều đoạt giải. Trong đó, Chủ tịch nước đã trao 06 Huân chương Lao động hạng Nhì, 11 Huân chương Lao động hạng Ba; Thủ tướng Chính phủ tặng 06 Bằng khen cho các học sinh có thành tích xuất sắc.

Tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT (2 đợt) và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2021 đảm bảo nghiêm túc, an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường. Xét đặc cách tốt nghiệp cho 14.645 thí sinh đủ điều kiện, nhằm bảo đảm quyền lợi của các thí sinh có nguyện vọng nhưng không tham gia dự thi do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác tuyển sinh kịp thời, sát với diễn biến dịch Covid-19. Các cơ sở giáo dục đại học đã linh hoạt triển khai nhiều phương thức xét tuyển, theo tinh thần vừa thực hiện đúng quyền tự chủ trong tuyển sinh, vừa vì quyền lợi cao nhất của thí sinh và đảm bảo an toàn trong dịch bệnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ GD-ĐT thừa nhận, năm 2021 công tác xây dựng kế hoạch triển khai các nhiệm vụ được giao vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, chưa bám sát điều kiện và khả năng thực hiện; các quy định hướng dẫn triển khai việc dạy và học trong bối cảnh dịch Covid-19 còn mang tính ứng phó tạm thời, chưa thực sự chủ động; nhiều địa phương thiếu trang thiết bị học trực tuyến; việc học trực tuyến đối với học sinh tiểu học, nhất là đối với lớp 1, lớp 2 gặp khó khăn; việc thực hiện tự chủ đại học còn chưa thống nhất và đồng bộ dẫn đến việc triển khai ở một số cơ sở đào tạo còn chậm, lúng túng…

Còn những điều “đáng tiếc”

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhắc lại những khó khăn mà ngành Giáo dục phải đối mặt trong năm 2021 do dịch bệnh Covid-19, đồng thời chỉ ra những việc đã làm được và những điều còn “đáng tiếc” của năm qua.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn phát biểu kết luận Hội nghị

Theo Bộ trưởng, mặc dù còn một số việc, nội dung chậm, muộn, song nhìn tổng thể năm 2021, ngành Giáo dục đã đương đầu với thách thức, bền bỉ ứng phó với dịch bệnh và đã làm được nhiều việc. Đặc biệt trong khó khăn, hơn 1,5 triệu nhà giáo đã thể hiện tinh thần năng động, sáng tạo, trách nhiệm, đã hành động vì nghề và vì học sinh.

Từ những việc đã làm được và những việc chưa làm được của năm qua, Bộ trưởng cho rằng, bài học kinh nghiệm rút ra là phải đặc biệt lưu ý tới thực tiễn, bám sát thực tiễn. Thời gian qua, nhiều việc đã được chỉ đạo và thực hiện sát với thực tiễn rồi nhưng cần phải tăng cường hơn nữa. Ngoài ra, cần gia tăng tính hành động trong công việc. Bộ trưởng cũng đồng thời lưu ý tới việc tăng cường phân cấp và tính kế hoạch để chủ động trong năm 2022.

Nhấn mạnh tới các nhiệm vụ lớn của năm 2022, Bộ trưởng cho hay: Trước hết, toàn ngành sẽ tiếp tục triển khai nhiệm vụ có tính thời sự là chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của dịch bệnh tới giáo dục và đào tạo. Trong đó, sớm hoàn thành chiến lược ứng phó toàn diện với dịch bệnh của ngành Giáo dục.

Trước thực tế có khoảng 70.000 sinh viên đại học chưa thể tốt nghiệp ra trường do dịch bệnh, Bộ trưởng đề nghị các trường đại học, cao đẳng tích cực hơn nữa đưa sinh viên trở lại trường học tập. Cùng với đó tăng cường bù đắp chất lượng giáo dục đại học, sau đại học cho sinh viên, học viên. “Trọng tâm vẫn là bù đắp, củng cố chất lượng giáo dục từ phổ thông tới đại học”, Bộ trưởng nêu rõ.

Trong năm 2022, ngành Giáo dục cũng sẽ tập trung hoàn thành, ban hành Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn 2045 và triển khai nhanh các công việc liên quan đến chiến lược này. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện để ban hành các văn bản quản lý điều hành, trong đó lưu ý những văn bản quản lý điều hành khắc phục những hạn chế, điểm yếu do tác động của dịch bệnh.

Đối với giáo dục phổ thông, theo Bộ trưởng, năm 2022, 2023 được xác định 2 năm trọng yếu trong triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018, vì vậy, cần phải nhìn thấy hết thách thức đặt ra về nguồn lực, điều kiện thực hiện để có phương án khắc phục và triển khai. Ngoài ra, kỳ thi THPT và triển khai tự chủ đại học cũng được Bộ trưởng nhìn nhận còn nhiều thách thức, nên cần phải có các giải pháp, hành động ráo riết hơn.

Một số nhiệm vụ trọng tâm khác như tăng cường chuyển đổi số; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập cho các đối tượng yếu thế; tăng cường các thiết chế văn hóa trong hệ thống giáo dục và đào tạo… cũng được Bộ trưởng lưu ý thực hiện trong năm 2022

Trong năm, Bộ GD-ĐT đã phối hợp với Bộ thông tin và Truyền thông phát động chương trình “Sóng và máy tính cho em” nhằm hỗ trợ các cơ sở giáo dục, giáo viên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến ngày 30/11/2021, riêng ngành Giáo dục đã huy động được 146,892 tỷ đồng, 30.612 máy tính bảng, 31.305 điện thoại thông minh và 99.479 thiết bị hỗ trợ học trực tuyến khác. Tính đến ngày 31/12/2021, Bộ đã phân bổ 87.756 máy tính cho 20 tỉnh, thành phố.

Nguồn: Nhật Hồng
Thẻ: Bộ trưởng Bộ GD&ĐTgiáo dục và đời sốngHọc trực tuyếnngành giáo dục
Bài trước

Giáo viên, trẻ mầm non nhận hỗ trợ như thế nào?

Bài sau

MC Thảo Vân chia tay Táo Quân sau 19 năm

Bài viết liên quan

GIÁO DỤC

182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022

bởi Mai Hương
14/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Tuyển sinh năm 2022, nhiều trường đại học trên cả nước ưu tiên phương thức xét...

Đọc thêm
Nội dung về mạng xã hội Facebook trong 3 quyển sách giáo khoa tin học 7 sẽ sử dụng trong năm học 2022 - 2023
GIÁO DỤC

Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook

bởi Mai Hương
14/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Cả 3 quyển sách giáo khoa tin học 7 sẽ được dùng trên cả nước từ...

Đọc thêm
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: HCMUTE
GIÁO DỤC

Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022

bởi Mai Hương
13/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Ngày 13-5, Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và đào tạo đã có kết luận...

Đọc thêm
Đã có hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022 (Ảnh: T.L).
GIÁO DỤC

Hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2022

bởi Mai Hương
13/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Tính đến 17h00 ngày 13/5/2022, hơn 1 triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp...

Đọc thêm
Trẻ theo học tại trường mầm non trên địa bàn TPHCM. Ảnh: Huyên Nguyễn
GIÁO DỤC

Học phí trường công lập tại TPHCM dự kiến tăng từ năm học 2022-2023

bởi Mai Hương
13/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Bên cạnh việc tăng học phí năm học 2022-2023, UBND TPHCM cũng đề xuất thu học...

Đọc thêm
Bài sau
MC Thảo Vân trên sân khấu Gặp nhau cuối năm 2021 cùng các nghệ sĩ.

MC Thảo Vân chia tay Táo Quân sau 19 năm

Nguyễn Hà bị công an bắt quả tang khi nhận tiền bảo kê

TRẦN KHA

TP.HCM: Bắt kẻ đòi tiền bảo kê quán nhậu tại Q.Bình Tân

Bài viết mới

  • Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng vụ sách giáo khoa giả
  • 182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022
  • Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP.HCM
  • Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022
Ông Trần Hùng (hàng trên, bên trái) và các bị can liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả. Ảnh: Bộ Công an
PHÁP LUẬT

Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng vụ sách giáo khoa giả

bởi Mai Hương
14/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Ông Trần Hùng - cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường bị...

Đọc thêm

182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022

14/05/2022
0
Nội dung về mạng xã hội Facebook trong 3 quyển sách giáo khoa tin học 7 sẽ sử dụng trong năm học 2022 - 2023

Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook

14/05/2022
0
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thực hiện nghi thức tắm Phật khi viếng chùa Minh Đạo, quận 3 - Ảnh: T.T.D.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP.HCM

14/05/2022
0
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: HCMUTE

Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022

13/05/2022
0

GIAODUCVADOISONG.VN
Giấy phép số 44/GP-TTĐT cấp ngày 29/10/2020
Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Nhuận

Liên hệ ĐT: 0942 480 678
Email: info.banbientap@gmail.com
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

@ Web vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
ETgo Publish Powered By : XYZScripts.com

 
Loading Comments...
Comment
    ×