Giáo dục và Đời sống
Thứ Sáu, Tháng Ba 31, 2023
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
No Result
View All Result
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
Home ĐỜI SỐNG
Người thân làm lễ tưởng niệm cháu A. vào tối 27/12 (Ảnh: A.X.).

Người thân làm lễ tưởng niệm cháu A. vào tối 27/12 (Ảnh: A.X.).

“Mẹ kế” bạo hành bé gái 8 tuổi tử vong: Con trở thành bao cát để trút giận?

01:12 - 29/12/2021
A A

(Giáo dục&Đời sống) – “Đọc thông tin và nhìn hình ảnh về bé gái, hình dung về quá trình mà em phải chịu đựng, tôi giống như bị cứa gan ruột, cảm giác đau đớn, uất ức đến nghẹt thở”, ca sĩ Thái Thùy Linh chia sẻ.

Bài viếtliên quan

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

Vụ việc bé gái T.T.V.A. (8 tuổi, TPHCM) bị “mẹ kế” đánh đập, bạo hành đến chết khiến dư luận phẫn nộ.

Cụ thể, ngày 28/12, Công an quận Bình Thạnh (TPHCM) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 tháng đối với V.N.Q.Tr. (26 tuổi, vợ sắp cưới của bố bé gái, trú tỉnh Gia Lai) về tội hành hạ người khác.

Tr. khai nhận nhiều lần dùng roi mây đặt mua trên mạng để đánh đập bé V.A. khiến cơ thể nạn nhân có nhiều vết bầm tím mới, cũ. Thậm chí, những khi roi mây gãy, Tr. còn dùng gậy gỗ để đánh bé A…

Trước vụ việc đau lòng, ca sĩ Thái Thùy Linh, người hoạt động vì cộng đồng chia sẻ góc nhìn riêng với PV:

Hai ngày đã trôi qua kể từ khi biết tin về vụ việc phải nói quá kinh hoàng này, tôi mới đủ bình tĩnh để chia sẻ. Cảm giác rất đau xót và tuyệt vọng. Vì tôi biết, dù có bao nhiêu người lên tiếng thì cũng không còn có thể cứu được bé hay có bất kỳ tác động nào nữa.

Thú thực để chửi rủa, kết tội thì cả xã hội đang làm rồi. Lâu lắm, lại có câu chuyện gây phẫn nộ dâng cao trong dư luận như thế này. Một số bạn bè của tôi, một số phụ nữ bình thường rất cẩn trọng lời ăn tiếng nói, đầy tình thương yêu, sống hiền hòa thì đến hôm nay đã phải buông ra những lời không muốn nói. Họ không thể nhịn được. Tôi nghĩ nhiều bà mẹ sẽ giống mình, khi đọc thông tin và nhìn hình ảnh về bé gái, hình dung về quá trình mà em phải chịu đựng thì giống như bị cứa gan ruột, cảm giác đau đớn, uất ức đến nghẹt thở. Một bé gái không có khả năng tự vệ đã phải chịu đựng những thứ kinh khủng trong một thời gian dài.

Người thân làm lễ tưởng niệm cháu A. vào tối 27/12 (Ảnh: A.X.).

Qua vụ việc này, tôi thấy có những vấn đề nổi cộm sau:

Thứ nhất là nạn bạo hành trong gia đình. Không chỉ riêng trẻ em, phụ nữ mà cả những người già cũng có thể bị bạo hành trong gia đình. Nạn nhân luôn là những người yếu thế, không có hoặc ít khả năng tự vệ. Nhức nhối nhất là nạn bạo hành trẻ em, khi những người làm cha làm mẹ tự cho mình cái quyền dạy dỗ con theo cách mình muốn, mình cho là đúng. Tiện tay là vớ cái chổi, tiện tay là tát, là ném, đấm đạp…để xả cơn tức giận của mình, nhân danh 2 chữ “dạy con”.

Vụ việc này cũng là dịp để chúng ta nhìn lại Luật Bảo vệ trẻ em. Tôi để ý trên mạng có hai luồng bình luận: Người trong nước bày tỏ sự bất bình, đau đớn và phẫn nộ. Còn những người Việt sống ở nước ngoài thì đưa ra các câu chuyện rằng, nơi họ sống chỉ cần có người kêu cứu, hay bố mẹ lỡ tay làm con đau là cảnh sát lập tức hỏi thăm rồi. Luật pháp của họ đã làm được việc là bảo vệ trẻ em thực sự chặt chẽ, kịp thời. Tôi cảm thấy ngậm ngùi khi nghĩ đến những trường hợp trẻ bị bạo hành ở nước mình. Nhiều em đã sống chung với bạo hành nhiều năm, có khi là suốt thời thơ ấu của mình.

Ngày nhỏ, chuyện trẻ con ra đường bị người lớn cho ăn vả, bắt nạt.. vẫn có, nhưng hầu như bây giờ không thấy nữa. Bởi, ai cũng biết đánh trẻ con nhà người khác thì việc đầu tiên là bố mẹ nó sẽ đến hỏi thăm mình. Thứ hai là ai cũng biết thế là vi phạm pháp luật.

Nhưng đằng sau cánh cửa những ngôi nhà, chuyện gì đã xảy ra? Lại là câu chuyện khác. Là “việc riêng”, là chuyện “tế nhị”, là cái văn hóa “có gì về nhà “đóng cửa bảo nhau” của người Việt, mà một khi cửa đã đóng lại thì đừng có ai “xía vào”.

Hôm nay, tôi nhìn thấy bức ảnh người ta rao bán cái roi mây ở trên các sàn thương mại điện tử, trời ơi, trong giây lát tôi thấy như quay về thời trung cổ. Sàn giao dịch thương mại điện tử – dấu hiệu của sự văn minh, lại bán cái roi mây dậy trẻ. Trời ơi, kinh khủng quá! Điều đáng báo động ở đây là khi cái roi đánh trẻ được rao bán rộng rãi, thì chứng tỏ có nhiều người trong xã hội coi chuyện đấy là bình thường.

Trẻ em như búp trên cành, nhưng nhiều cái búp non lại bị đối xử kinh khủng quá. Liên tiếp vụ việc này rồi đến vụ việc khác, dư luận đồng loạt lên tiếng bất bình xong đâu lại vào đấy. Tôi chưa thấy thay đổi gì nhiều trong cách bảo vệ trẻ em. Nên chăng, bây giờ là lúc chúng ta phải sửa đổi Luật, nâng cao các mức độ bảo vệ trẻ em. Để mọi người đều tham gia bảo vệ trẻ em chứ không trao quá nhiều quyền lực vào các gia đình.

Nhiều lúc tôi băn khoăn, liệu đây có phải là vùng nhạy cảm, người ta còn né, chưa thẳng thắn, chưa quyết liệt để bàn luận và thay đổi? Có khi nào, cả những người làm ở những cơ quan có chức năng bảo vệ trẻ em cũng không phản đối việc dạy con bằng roi vọt hay không? Thực sự quá nhức nhối mà không hề có sự phân định rõ ràng bởi luật pháp, rằng dạy con đến mức nào thì được phép? Đến mức nào được coi là hành hạ, bạo hành?

Thứ hai, về phía các bậc làm cha mẹ. Gần đây, tôi suy nghĩ nhiều về câu chuyện: chúng ta có được học, được dạy làm cha làm mẹ hay không? Tôi nhận thấy chất lượng hôn nhân ở Việt Nam giờ rất thấp. Facebook tưởng là nơi để người ta mở mang, hiểu biết, con người sẽ văn minh, nhân văn hơn vì được mở rộng hiểu biết, và có nhiều cách hơn để bày tỏ yêu thương. Nhưng ngược lại, đằng sau sự hoa mỹ trên Facebook đôi khi là những sự thật trần trụi, ví dụ như câu chuyện này. Một gia đình tưởng như hạnh phúc khi trước ngày Noel còn khoe ảnh quây quần trang trí cây thông, mà có ai ngờ…

Tôi muốn nói đến cả 3 người: bố, mẹ ruột cháu bé và người phụ nữ đến sau. Bố mẹ ruột của cháu bé và cả cô gái kia nữa, họ có được học để sẵn sàng cho hôn nhân hay không?

Người mẹ đã không biết, không hiểu hết quyền của mình. Theo thông tin trên báo chí, chị ấy đã không được gặp con cả năm trời, mẹ con họ bị tước đoạt quyền cơ bản nhất là được gặp nhau. Nhưng chị ấy khi bị đe dọa cấm ngăn thì đã không biết làm gì hơn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và con trẻ. Nếu gặp phải người không thể đối thoại được thì nhờ đến cơ quan chức năng, ngoài cơ quan chức năng còn có người thân, bạn bè, mạng xã hội. Thật quá phi lý và bất công khi chấp nhận bị mất quyền gặp con, ngay giữa một thành phố văn minh, mà không thể làm gì.

Người cha, tôi cảm nhận người đàn ông này không nhận nuôi con vì tình yêu thương. Có thể anh ta nuôi vì… sĩ diện, để chứng tỏ mình là người có trách nhiệm, hoặc những lý do nào đó, chứ nhất định không phải giành nuôi vì tình cảm với con.

Hoặc giả như, ban đầu người đàn ông cũng có chút tình thương, nhưng đến khi có bạn gái thì đứa trẻ trở thành gánh nặng. Thay vì sống cuộc sống vợ chồng son với bạn gái mới thì đứa trẻ lại như cái gai trong mắt, càng ngày càng thấy ghét, thấy khó chịu với con.

Còn cô gái kia, bên cạnh sự phẫn nộ, không thể dung thứ cho tội ác cô gây ra thì tôi vẫn có chút thương hại. Bởi, với tuổi đời như vậy, chắc chắn cô ta chưa có kinh nghiệm để sống chung với người đàn ông cùng con riêng của anh ta. Sẽ có nhiều hờn ghen, những bực bội khi phải chăm sóc, bị làm phiền, biết đâu đấy có cả sự tức giận với mẹ bé và mọi tức giận đã được trút vào đứa trẻ. Khi tâm lý chán ghét đứa trẻ ngày càng lớn, lại không nhận được sự ngăn cản từ bố cháu bé nên cô ta càng không nương tay… Đây hoàn toàn không phải việc một phút nóng giận quá tay dẫn đến ngộ sát cháu bé. Mà 2 con người độc ác ấy đã dồn hết, xả hết sự khó chịu vào đứa trẻ như thể nó là một cái bao cát. Cứ nghĩ đứa trẻ mãi ở đấy cho mình đấm, không ngờ là cháu bé tử vong.

Chúng ta đã không được học để bước vào hôn nhân, học làm cha mẹ. Tất cả dựa vào bản năng là chính. Đây cũng là lúc nên nhìn nhận lại vấn đề này. Từ lâu chúng ta đã né tránh, từ việc nói chuyện giới tính với các con, xem nhẹ, thờ ơ bỏ qua việc dạy giới tính với các con. Nhiều phụ huynh cứ cái gì không thích là cấm, mà không giải thích cho con hiểu.

Cá nhân tôi, có con gái, có con trai. Tôi luôn xác định, nếu không tìm được lớp học thì chính tôi sẽ phải tự soạn “giáo án” để dạy con tôi những điều hay dở, mặt phải trái của cuộc hôn nhau sau này…

Thứ ba, tôi và nhiều người muốn đặt câu hỏi: Những hội, ban ngành, những người bảo vệ bà mẹ và trẻ em đang ở đâu sau những cuộc họp hành và hội thảo? Có quá nhiều vụ việc đau lòng xảy ra, nhưng cụ thể nhìn thấy vai trò những hội đoàn trong cuộc sống, trường hợp cụ thể, tôi không thấy nhiều…

Nhiều trẻ em nơi tôi sống không chỉ bị roi vọt, mà còn bị bạo hành tinh thần nhiều. Cứ ra cổng trường ở Hà Nội vào giờ ăn sáng sẽ thấy luôn, trẻ bị bạo hành như thế nào? Nhiều bé bị sỉ vả, bị chửi là “con bò”, “con chó”, bị tát… ngay giữa đường giữa chợ chỉ vì không vừa lòng người lớn. Nhiều bé vừa nuốt đồ ăn vừa khóc trong tiếng chì chiết rủa xả của người nhà. Các cơ quan chức năng có biết, có hiểu đó chính là bạo hành con trẻ?

Nhiều gia đình bất hòa, xô xát, có bao gia đình có may mắn được cán bộ đến giúp đỡ? Hay chỉ đến khi ly hôn, mới xuất hiện ban hòa giải để làm cho đủ thủ tục? Bản thân tôi từng trải qua chuyện ly hôn, nói thật, người ta gặp hỏi cho có thôi. Các hội ban ngành đã ở đâu?

Với vụ việc cháu bé, tôi thử tìm số đường dây nóng của một tổng đài bảo vệ trẻ em nhưng bên kia dây là người phụ nữ nhấc máy với âm lượng gần như quát. Và tôi phải nói rất to, đầu dây bên kia mới nghe thấy. Có cảm giác chị đang phân tâm vì việc khác chứ không thật sự lắng nghe tôi nói. Nếu không phải tôi mà là một đứa trẻ đang run rẩy, đang sợ hãi, hoang mang gọi đến tổng đài để cứu nó, thì nó liệu dám nói gì khi nghe giọng nói kia? Tại sao không phải là một giọng nhẹ nhàng, để người cần trợ giúp được cảm thấy yên tâm giãi bày, kêu cứu?

Thứ tư là về bức tranh xã hội: Tôi nhớ có câu đại ý rằng, thế giới sẽ tồi tệ đi không chỉ bởi những người độc ác mà còn bởi cả sự im lặng của những người tốt.

Có phải chúng ta đang sống quá thờ ơ, chạy theo giá trị của vật chất? Chúng ta sống theo kiểu bo bo cho mình ,tránh mọi phiền hà, sống chết mặc bay? Có nhiều người chỉ liên quan đến lợi ích bản thân mới lên tiếng, im thin thít khi cần lên tiếng bảo vệ lẽ phải. Trong khi, họ sẵn sàng miệt thị những người không giống mình, không đồng quan điểm với mình…

Nói đâu xa, tôi là người hoạt động vì cộng đồng nhưng câu thường xuyên tôi nhận được là “sao em rách việc thế? Sao em dỗi hơi thế? Sao chị làm mấy việc này làm gì cho mệt người?” Đôi khi bản thân còn bị chế giễu khi lên tiếng vì những bất công mình không gặp phải. Người ta cũng không thiếu gì những lời lẽ cay độc để xả vào người khác, hoặc giễu nhại những người lên tiếng là “đu trend” để nổi tiếng.

Tôi mong sao sau sự ra đi của em sẽ là tiếng chuông cảnh tỉnh, khiến mọi người suy nghĩ, mở lòng, sẽ hành động quyết liệt, cụ thể hơn để không xảy ra những vụ việc thương tâm như thế này.

Chuyên gia giáo dục, Tiến sĩ Vũ Việt Anh xót xa nói: “Là một người cha, tôi vô cùng đau xót với câu chuyện của cháu bé. Xin chia buồn cùng gia đình cháu. Bạo lực gia đình hiện nay đã trở thành một vấn nạn của xã hội, theo một thống kê của Unicef: Kỷ luật mang tính bạo lực vẫn còn phổ biến ở Việt Nam với 68,4% trẻ em trong độ tuổi từ 1-14 cho biết đã từng bị bạo hành bởi cha mẹ hoặc người chăm sóc trong gia đình. Các hình thức bạo lực có tính nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Việc bạo hành dẫn đến cái chết thương tâm của cháu bé 8 tuổi vừa rồi là một tội ác không thể tha thứ”.
Nguồn: Nguyễn Hằng
Thẻ: bạo hànhca sĩ Thái Thùy Linhgiáo dục và đời sốngLuật Bảo vệ trẻ emmẹ kế

Related Posts

Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.
VĂN HÓA

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

bởi BBT
30/12/2022
0
0

Với tình yêu quê hương đất nước, tân Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam - UK 2022 (tại Vương Quốc...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

bởi BBT
29/12/2022
0
0

3 tuyến cáp quang biển APG, AAG và AAE-1 nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp sự cố đang...

Đọc thêm
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.
ĐỜI SỐNG

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Khoảng 19h ngày 27/12, nổ lớn kết hợp với lửa bùng lên tại số 176 Hoàng Công Chất, Hà Nội...

Đọc thêm
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.
TUYỂN SINH - DU HỌC

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Ngày 21/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm, chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhân...

Đọc thêm
PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đọc thông điệp tại hội nghị thường niên năm 2022 chiều 22-12
GIÁO DỤC

Năm 2023 Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển đổi số toàn hệ thống

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Thông tin trên được PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - công bố tại...

Đọc thêm
Học sinh Trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi học tiết học ảo - Ảnh: Nhà trường cung cấp
GIÁO DỤC

TP.HCM thí điểm lớp học ảo tại hai trường tiểu học

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Mô hình lớp học ảo vừa được triển khai thí điểm tại hai trường tiểu học ở TP.HCM từ ngày...

Đọc thêm
Việt phục tân thời vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của một thuở vàng son cho đến ngày nay.
ĐỜI SỐNG

Challenge “Y phục xứng kỳ đức”: Đánh thức tình yêu văn hóa trong giới trẻ Việt qua thử thách thiết kế Việt phục

bởi BBT
20/12/2022
0
0

Tối ngày 19/12, Cuộc thi thiết kế sáng tạo Creative Hunter 2022 chính thức khởi động Challenge “Y phục xứng...

Đọc thêm
Người dân chờ đợi khám, nhận thuốc bảo hiểm y tế tại một bệnh viện trên địa bàn TP.HCM
SỨC KHỎE

TP.HCM dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi là thách thức năm 2023

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Ngành y tế TP.HCM dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn...

Đọc thêm
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, cần làm xét nghiệm máu.
SỨC KHỎE

Ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng vẫn ở mức cao

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Nhiệt độ miền Bắc đang giảm nhưng chưa đủ để hạn chế sự hoạt động của muỗi vằn truyền bệnh...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau
Trung tướng Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an chủ trì cuộc họp báo chiều 28/12.

Bộ Công an đang điều tra dấu hiệu lộ, lọt đề thi tốt nghiệp THPT 2021

Nếu đến trường, học sinh TP.HCM sẽ được kiểm tra trực tiếp. Ảnh: Văn Nguyện.

Trường học chuẩn bị phương án kiểm tra trực tiếp, giảm độ khó đề thi

Đảo Ba Bình và các công trình Đài Loan xây trái phép. (Ảnh: CSIS/AMT)
ĐỜI SỐNG

Việt Nam phản đối Đài Loan tập trận ở đảo Ba Bình

bởi Manhthanh93
31/03/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh, Đài Loan diễn tập...

Đọc thêm
Điều tra vụ 2 vợ chồng bấm được 4 biển số xe "siêu đẹp".

Bộ Công an điều tra vụ bấm được 4 biển số ‘siêu đẹp’ tại Đồng Nai

31/03/2023
0
Vụ án con trai sát hại mẹ ruột ở Quận 12 khiến người dân bàng hoàng (Ảnh: X.Đ)

Lêu lổng, bị mẹ la rầy, con trai sát hại mẹ ruột ở TP.HCM

31/03/2023
0
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Ảnh: Báo Ninh Bình

Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Đoàn Minh Huấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình

31/03/2023
0
Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thanh Hải.

Đưa hơn 500 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp vào diện theo dõi ở cấp tỉnh

31/03/2023
0

Cơ quan chủ quản Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Thị Hải
Email: diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0962426276
Vận hành Công ty Truyền thông Sống khỏe và Pháp luật
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI

 
Loading Comments...
Comment
    ×