Chủ Nhật, Tháng Năm 22, 2022
GIÁO DỤC
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
GIÁO DỤC VÀ ĐỜI SỐNG
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
Home ĐỜI SỐNG

Không tiêm vắc xin Pfizer và Moderna cho trẻ từ 3 – 11 tuổi

07:11 - 10/11/2021
in ĐỜI SỐNG
A A
0

(Giáo dục&Đời sống) – Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, vắc xin Covid-19 tiêm cho trẻ em 3 – 11 tuổi không phải là Pfizer và Moderna. Ngoài ra, vắc-xin tiêm cho trẻ ở lứa tuổi này cũng có liều lượng khác.

12
Đánh giá về tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, các nhà chuyên môn cho biết không có sự khác biệt so với người lớn.

Không để sót trẻ chưa tiêm vắc-xin

Bài viếtliên quan

Phòng giám thị - nơi được học sinh cho là đã bị sàm sỡ vào ngày 29-4 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tạm đình chỉ thầy giáo ở Thủ Đức bị tố sàm sỡ học sinh, mời công an vào cuộc

08:05 - 06/05/2022
0

Đắk Lắk: Voi Tây Nguyên dần được “cởi trói” sau 30 năm chờ đợi

11:03 - 04/03/2022
0

Chiều 8/11, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì Hội nghị đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục. Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh, từ cấp xã, không được để sót trẻ em chưa tiêm vắc-xin.

Các địa phương cần tuyên truyền cho phụ huynh thấy được lợi ích của vắc-xin. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên hiểu rõ tác dụng phụ của vắc-xin. Điểm tiêm ngoài cơ sở y tế có thể là ở trường.

Đồng thời, tập huấn y tế cho cán bộ tiêm chủng, đặc biệt cấp cơ sở. Nhờ đó, tránh xảy ra nhầm lẫn khi thực hiện tiêm chủng cho trẻ em.

“Đến nay, Việt Nam có 2 loại vắc-xin phòng Covid-19 được cấp phép có thể tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna. Liều lượng và kỹ thuật tiêm được thực hiện tương tự với người lớn. Vắc-xin tiêm cho trẻ em 3 – 11 tuổi là loại vắc-xin khác, có liều lượng tiêm khác.

Các địa phương cần triển khai lập danh sách trẻ em 3 – 11 tuổi để xây dựng kế hoạch cung ứng vắc-xin cho độ tuổi này”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết.

Trong khi đó, đại diện Cục Y tế dự phòng cho biết, việc tiêm chủng cho trẻ từ 12 – 17 tuổi bắt đầu từ quý IV. Mở rộng tiêm cho trẻ 12 – 17 tuổi theo lộ trình từ lứa tuổi cao đến thấp (tiêm trước cho lứa tuổi 16 – 17 tuổi và hạ dần độ tuổi).

Tổ chức tiêm theo hình thức chiến dịch tại các cơ sở tiêm chủng cố định, tại điểm tiêm lưu động và trường học (đối với các địa bàn tổ chức được học tập trung tại trường). Việc tổ chức tiêm thực hiện theo quy định tại mục III Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 ban hành kèm theo Quyết định số 3588 của Bộ Y tế.

Vắc-xin triển vọng cho trẻ

Đến nay, Việt Nam có 8 loại vắc-xin Covid-19 được cấp phép sử dụng gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Janssen, Spikevax, Comirnaty, Vero Cell, Hayat – Vax và Abdala.

Trong số này, 5 loại vắc-xin Covid-19 đang được các quốc gia sử dụng để tiêm cho trẻ em là Vero Cell, Hayat Vax, Moderna, Pfizer và Abdala. Hiện, Việt Nam cho phép sử dụng 2 loại vắc-xin phòng Covid-19 để tiêm cho trẻ em là Pfizer và Moderna.

Chia sẻ về vắc-xin Covid-19 ở trẻ em, TS.BS Lê Kiến Ngãi – Trưởng phòng khám, tư vấn tiêm chủng, Khoa Dự phòng và Kiểm soát Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương – nhấn mạnh: “Để phòng ngừa Covid-19 cho trẻ em, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu đã trở thành thường quy hiện nay là thông điệp “5K”, việc phòng ngừa chủ động bằng vắc-xin là biện pháp rất cần thiết”.

Chuyên gia này cho biết, vắc-xin Comirnary của hãng Pfizer-BioNTech được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt sử dụng từ 31/12/2020. Ngay từ khi được đưa vào sử dụng, vắc-xin Comirnary đã được đề xuất sử dụng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên với liều như người lớn (liều 0,3ml chứa 30mcg vắc-xin).

Tại Việt Nam, vắc-xin được phê duyệt sử dụng từ tháng 6 cho người từ 18 tuổi trở lên. Đầu tháng 10, Pfizer-BioNTech đã công bố kết quả thử nghiệm vắc-xin cho trẻ 5 – 11 tuổi với hiệu quả phòng bệnh và tính an toàn cao. Hãng đã nộp hồ sơ xin phê duyệt. Pfizer-BioNTech đang tiếp tục thử nghiệm vắc-xin cho các nhóm trẻ 6 tháng đến 2 tuổi và 2 – 5 tuổi.

Trong khi đó, vắc-xin Moderna của hãng Moderna (Mỹ) đã được chấp thuận sử dụng cho trẻ em từ 12 – 17 tuổi (trước đó đã được phê duyệt sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên từ tháng 12/2020). Vắc-xin được đánh giá là có hiệu quả và tác dụng phụ tương tự như đã gặp ở người lớn.

Moderna đang tiếp tục thử nghiệm vắc-xin ở nhóm trẻ từ 6 tháng – 12 tuổi. Hãng Sinopharm (Trung Quốc) đã công bố kết quả thử nghiệm giai đoạn đầu vắc-xin Verocell cho nhóm trẻ từ 3 – 17 tuổi, với thông báo kết quả thử nghiệm rất nhiều triển vọng.

Các hãng khác như AstraZeneca, Novavax, Sputnik… cũng đang hoàn tất các giai đoạn thử nghiệm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em và sẽ công bố khi có kết quả.

“Đánh giá về tác dụng không mong muốn sau tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em, các nhà chuyên môn cho biết không có sự khác biệt so với người lớn. Các phản ứng sau tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em phổ biến là sưng, đau chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, sốt, có thể buồn nôn và sẽ tự hết sau vài ngày.

Cũng đã có một số báo cáo về viêm cơ tim sau tiêm vắc-xin nhóm mRNA, nhưng tỷ lệ rất thấp. Trẻ em cần phải được theo dõi đúng các quy trình sau tiêm chủng”, TS.BS Lê Kiến Ngãi dẫn chứng.

Trước đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh – chuyên gia dịch tễ, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM), Phó Chủ tịch thường trực Liên chi hội Truyền nhiễm TP Hồ Chí Minh – nhận định, vắc-xin Covid-19 của Cuba là an toàn nhất đối với trẻ em.

Bởi, virus vector và mRNA là hai công nghệ quá mới. Theo chuyên gia này, hai công nghệ tiên tiến và an toàn cho trẻ là vắc-xin liên hợp và tái tổ hợp, tái tổ hợp tiểu đơn vị (Recombinant vắc-xin).

Bác sĩ Khanh cho rằng, Novavax, Nanocovax, Abdala là những loại vắc-xin Covid-19 sử dụng công nghệ vắc-xin tái tổ hợp và an toàn cho trẻ. Trong khi đó, vắc-xin liên hợp có thể tiêm cho trẻ là Soberana 2. Chuyên gia này nhận định, có thể tiêm vắc-xin của Cuba Abdala cho trẻ 7 – 17 tuổi. Trong khi đó, vắc-xin Soberana có thể được tiêm cho trẻ nhỏ hơn.

Nguồn: Vân Huyền
Thẻ: giáo dục và đời sốngvắc xin Covid-19 cho trẻ emVắc xin Pfizervaccine Moderna
Bài trước

Khi nào sinh viên các trường đại học ở TP.HCM trở lại ký túc xá?

Bài sau

Năm 2022 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tuyển sinh như thế nào?

Bài viết liên quan

Phòng giám thị - nơi được học sinh cho là đã bị sàm sỡ vào ngày 29-4 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
ĐỜI SỐNG

Tạm đình chỉ thầy giáo ở Thủ Đức bị tố sàm sỡ học sinh, mời công an vào cuộc

bởi Mai Hương
06/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Sau phản ánh của báo chí trong bài viết ngày 5-5, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Đắk Lắk: Voi Tây Nguyên dần được “cởi trói” sau 30 năm chờ đợi

bởi Mai Hương
04/03/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Hàng loạt những cam kết, chính sách ưu đãi nhằm bảo tồn, phát triển voi nhà...

Đọc thêm
Ông đồ trẻ cho chữ ở đường mai trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

HOA NỮ
ĐỜI SỐNG

Khai bút đầu năm nghĩa là gì, dùng máy tính rồi có cần khai bút?

bởi Mai Hương
01/02/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Chúng ta hay nghe thấy nói đầu xuân năm mới khai bút, vậy khai bút là...

Đọc thêm
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu (bìa trái) cùng bà Cao Thị Ngọc Dung – CT HĐQT Tập đoàn PNJ (áo vàng) trong sự kiện khai mạc “Siêu thị mini Tết 0 đồng” tại quận 8, TP.HCM
ĐỜI SỐNG

Phúc Khang đồng hành cùng ‘Siêu thị mini Tết 0 đồng’ hỗ trợ người lao động khó khăn đón Xuân Nhâm Dần 2022

bởi Mai Hương
24/01/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Mới đây, nhằm kịp thời hỗ trợ người lao động khó khăn trên địa bàn Q.8...

Đọc thêm
Be-3-tuoi-bi-dinh-ghim-trong-naominh-nhat-1642572094435
ĐỜI SỐNG

Bé 3 tuổi bị cắm đinh vào đầu: Phụ huynh căm phẫn về hành động man rợ này

bởi Mai Hương
21/01/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Sự việc em bé 3 tuổi bị nhân tình của mẹ cắm đinh vào đầu khiến...

Đọc thêm
Bài sau

Năm 2022 Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tuyển sinh như thế nào?

Thầy cô có lạc lối vì dạy thêm?

Bài viết mới

  • Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng vụ sách giáo khoa giả
  • 182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022
  • Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP.HCM
  • Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022
Ông Trần Hùng (hàng trên, bên trái) và các bị can liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả. Ảnh: Bộ Công an
PHÁP LUẬT

Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng vụ sách giáo khoa giả

bởi Mai Hương
14/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Ông Trần Hùng - cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường bị...

Đọc thêm

182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022

14/05/2022
0
Nội dung về mạng xã hội Facebook trong 3 quyển sách giáo khoa tin học 7 sẽ sử dụng trong năm học 2022 - 2023

Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook

14/05/2022
0
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thực hiện nghi thức tắm Phật khi viếng chùa Minh Đạo, quận 3 - Ảnh: T.T.D.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP.HCM

14/05/2022
0
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: HCMUTE

Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022

13/05/2022
0

GIAODUCVADOISONG.VN
Giấy phép số 44/GP-TTĐT cấp ngày 29/10/2020
Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Nhuận

Liên hệ ĐT: 0942 480 678
Email: info.banbientap@gmail.com
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

@ Web vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
ETgo Publish Powered By : XYZScripts.com

 
Loading Comments...
Comment
    ×