Giáo dục và Đời sống
Thứ Hai, Tháng Sáu 5, 2023
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • ĐỜI SỐNG
  • GIÁO DỤC
  • KINH TẾ
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
  • VĂN HÓA
  • SỨC KHỎE
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
Home GIÁO DỤC
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức. Ảnh: NTCC

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức. Ảnh: NTCC

Gỡ vướng cho các trường sư phạm

10:05 - 02/05/2023
A A

Bài viếtliên quan

Tuyển sinh ngành y: Môn Văn không thể thay thế môn Hóa, môn Sinh

Vinh quang Việt Nam 2023: PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà

Giáo dục và Đời sống – Vấn đề học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm chưa có hướng giải quyết đối với một số cơ sở đào tạo giáo viên ở địa phương.

Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức. Ảnh: NTCC
Sinh viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tham gia ngày hội việc làm do nhà trường tổ chức. Ảnh: NTCC
Sau 2 năm triển khai Nghị định 116 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm, nhiều trường vẫn gặp khó khăn vướng mắc.

“Bắt mạch” khó khăn

Chia sẻ tại Hội nghị tuyển sinh đại học năm 2023, TS Nguyễn Văn Tuân – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Thủ đô Hà Nội nêu thực trạng, với các trường đại học, cao đẳng đào tạo giáo viên cấp Trung ương, kinh phí chi trả học phí, sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm được ngân sách Nhà nước cấp trực tiếp. Tuy nhiên, vấn đề này chưa có hướng giải quyết đối với một số cơ sở đào tạo giáo viên ở địa phương.
TS Nguyễn Văn Tuân cho hay, năm học 2021 – 2022, hơn 500 sinh viên Trường ĐH Thủ đô Hà Nội có nhu cầu và làm đơn đề nghị hưởng và cam kết bồi hoàn học phí, chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên, hết năm học sinh viên vẫn chưa nhận được khoản chi phí sinh hoạt 3,63 triệu đồng/tháng theo Nghị định 116.
Việc triển khai Nghị định 116 sắp bước sang năm thứ 3. Song từ năm 2021 đến nay, Trường ĐH Thủ đô Hà Nội chưa được nhận kinh phí để chi trả cho sinh viên. “Bộ GD&ĐT cho biết ngân sách do địa phương trả nhưng địa phương khẳng định không đặt hàng. Vì thế, nhà trường đứng giữa gặp nhiều khó khăn” – TS Nguyễn Văn Tuân cho biết.
Khẳng định, Nghị định 116 có tính ưu việt trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên GS.TS Nguyễn Văn Minh – Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, vướng mắc lớn nhất là đặt hàng đào tạo. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng này bởi sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong thực hiện Nghị định 116 nên việc đặt hàng đào tạo giáo viên còn khó khăn.
Ngoài ra, có nghịch lý các địa phương báo cáo lên Bộ GD&ĐT nhu cầu đội ngũ giáo viên. Từ đó, Bộ xác định chỉ tiêu giao cho các trường. Tuy nhiên, địa phương lại không đặt hàng đào tạo giáo viên với các trường sư phạm, không có trách nhiệm đặt hàng, dù có nhu cầu về nhân lực. Vô hình trung dẫn đến hệ lụy, sinh viên viết cam kết làm việc trong ngành Giáo dục và nhu cầu tuyển dụng của địa phương như hai đường thẳng song song. Phía cơ sở đào tạo giáo viên trông ngóng vào ngân sách được giao để đào tạo. Thậm chí, có cơ sở đào tạo hai năm nay chưa nhận được ngân sách để hỗ trợ sinh viên theo Nghị định 116.
Giờ thực tập của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: NTCC
Giờ thực tập của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương – Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: NTCC

Căn cứ để giao chỉ tiêu

Nghị định 116 có 3 phương thức thực hiện: Đấu thầu, đặt hàng và giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên. Trong đó, điểm nhấn là cơ chế đặt hàng và đấu thầu đào tạo giáo viên. Song, TS Nguyễn Trung Triều – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương – Nha Trang (Khánh Hòa) cho rằng, triển khai cơ chế, chính sách này còn khó. Việc đặt hàng chịu ràng buộc bởi nhiều bên liên quan, trong khi tuyển dụng ở các địa phương vẫn có thể tiến hành mà ít bị ràng buộc.
Ngoài ra, việc đặt hàng đào tạo nhưng không bảo đảm đầu ra cho sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. Theo đó, tất cả sinh viên đào tạo theo diện đặt hàng, khi ra trường vẫn phải qua tuyển dụng theo cơ chế cạnh tranh. Đây là một trong những rào cản khiến việc đặt hàng, đấu thầu đào tạo giáo viên khó thành hiện thực.
Theo ông Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở GD&ĐT Nam Định, những sinh viên đào tạo theo hình thức đấu thầu, đặt hàng sẽ được Nhà nước chi trả phí đào tạo. Nhưng điều này không đồng nghĩa việc các em sẽ được đặc cách vào biên chế làm giáo viên sau khi ra trường. Nghĩa là, các em vẫn phải trải qua kỳ thi tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục, mà đã thi tuyển thì có thể trúng hoặc không. Đây cũng là lý do việc triển khai đặt hàng đào tạo giáo viên còn khó khăn.
Còn ông Vũ Văn Dương, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Bằng cho rằng, khó khăn lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến cơ chế đặt hàng đào tạo giáo viên của địa phương là vấn đề kinh phí. Nếu thực hiện cơ chế này sẽ chiếm một phần ngân sách không nhỏ của địa phương; trong khi tỉnh cần dành nhiều nguồn lực để ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực khác.
Ngoài ra, số sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm còn nhiều nên địa phương sẽ có chính sách tuyển dụng đội ngũ này. Mặt khác, tỉnh sẽ sắp xếp, bố trí, điều động giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu để bảo đảm đủ khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), thông tin, từ năm 2022, Bộ GD&ĐT chính thức giao chỉ tiêu cho các trường đào tạo giáo viên dựa trên nhu cầu địa phương. Do vậy, nếu địa phương không có nhu cầu tuyển dụng giáo viên trong tương lai thì không có căn cứ để giao chỉ tiêu cho các cơ sở đào tạo giáo viên của địa phương.
Trao đổi về vấn đề trên, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, Nghị định 116 quy định việc đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên do ngân sách địa phương chi trả. Luật Ngân sách không cho phép ngân sách Trung ương cấp trực tiếp về các trường đại học, cao đẳng địa phương. Bộ GD&ĐT cũng đang kiến nghị Chính phủ sửa Nghị định 116.
Tuy nhiên dù sửa theo hướng nào, ngân sách đào tạo giáo viên cũng qua UBND các tỉnh, thành phố. Năm nay, địa phương nào không cấp kinh phí theo Nghị định 116 thì Bộ sẽ không cấp chỉ tiêu cho các trường thuộc địa phương đó. Đây là vấn đề trách nhiệm của cả hai phía địa phương và nhà trường.
Thực tế cho thấy, vấn đề đào tạo giáo viên theo đặt hàng địa phương hiện nay còn gặp khó khăn trong giải quyết việc làm cho giáo sinh sau khi tốt nghiệp. Sinh viên theo học dù đã được cấp học bổng, ưu đãi, hỗ trợ trong quá trình học nhưng đầu ra vẫn phải theo quy định tuyển dụng viên chức chung, không có trường hợp ngoại lệ hay đặc cách.
Minh Phong/GD&TĐ
Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại
Thẻ: chi phí sinh hoạtgiáo dụchọc phísinh viên sư phạmtrường sư phạm

Related Posts

Môn văn không thể thay thế môn hóa, sinh trong kỳ thi vào trường y
TUYỂN SINH - DU HỌC

Tuyển sinh ngành y: Môn Văn không thể thay thế môn Hóa, môn Sinh

bởi CÂY BÚT MỚI
02/06/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Môn Văn chỉ là một tiêu chí phụ hoặc là môn thứ ba, thứ...

Đọc thêm
Trong giai đoạn 2021-2023, PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng nhiều lần vinh dự được Đảng và Nhà nước vinh danh vì đã có những đóng góp cho ngành giáo dục. Ảnh: HUST
GIÁO DỤC

Vinh quang Việt Nam 2023: PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Người thầy tâm huyết với nền giáo dục nước nhà

bởi CÂY BÚT MỚI
01/06/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng là tấm gương điển hình về khơi dậy khát vọng...

Đọc thêm
Giáo viên tham gia tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới.
GIÁO DỤC

‘Có giáo viên dạy 1 tiết, nhưng soạn tới 40 slide giáo án’

bởi CÂY BÚT MỚI
26/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Vụ trưởng Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT cho biết, từng có giáo viên...

Đọc thêm
Hà Tĩnh đặt mục tiêu 90% trường THPT đạt chuẩn quốc gia năm 2030.
GIÁO DỤC

Hà Tĩnh đặt mục tiêu 90% trường THPT đạt chuẩn quốc gia năm 2030

bởi CÂY BÚT MỚI
19/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Sáng 19/5, UBND Hà Tĩnh tổ chức Họp báo công bố quy hoạch thời...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Những trường THPT nào ở Hà Nội có tỷ lệ “chọi” cao vào lớp 10 năm nay?

bởi CÂY BÚT MỚI
18/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Sở GD-ĐT Hà Nội vừa công bố số lượng học sinh đăng ký dự...

Đọc thêm
Thí sinh tham dự Kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 do Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức. Ảnh: NTCC
GIÁO DỤC

Không để học phí trở thành gánh nặng

bởi CÂY BÚT MỚI
12/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Năm học 2023 - 2024, nhiều cơ sở giáo dục đại học dự kiến...

Đọc thêm
Đề Văn kỳ thi năng khiếu dành cho học sinh lớp 7 huyện Cẩm Khê, Phú Thọ.
GIÁO DỤC

Đề Văn lớp 7 ‘khó như thi học sinh giỏi quốc gia’, Phòng GD&ĐT lên tiếng

bởi CÂY BÚT MỚI
05/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Đại diện Phòng GD&ĐT Cẩm Khê (Phú Thọ) lên tiếng trước ý kiến cho...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Chi tiết lịch nghỉ hè 2023 của các tỉnh, thành phố

bởi CÂY BÚT MỚI
05/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Dưới đây là chi tiết lịch nghỉ hè 2023 của các tỉnh thành trên...

Đọc thêm
Nhiều quy định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai có hiệu lực từ tháng 5.
ĐỜI SỐNG

Hàng loạt chính sách quan trọng có hiệu lực từ tháng 5

bởi CÂY BÚT MỚI
01/05/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Kể từ tháng 5/2023, hàng loạt chính sách mới về đất đai, nộp phạt...

Đọc thêm
Chiều 28/4, dù chưa đến lịch nghỉ lễ nhưng Trường THPT Nguyễn Sinh Cung không một bóng người vì nhà trường cho học sinh nghỉ học để giáo viên đi biển. (Ảnh: Tám Bảy)
GIÁO DỤC

Làm rõ việc trường THPT ở Huế cho học sinh nghỉ trước lễ để giáo viên đi biển

bởi CÂY BÚT MỚI
29/04/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Lãnh đạo Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế yêu cầu Trường THPT Nguyễn Sinh...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau
Cơ quan chức năng phong tỏa ngôi nhà, khám nghiệm hiện trường. (Ảnh: T.T)

Người đàn ông nghi bị sát hại, tử vong trước cửa nhà

Lượng lớn gỗ bị lực lượng chức năng thu giữ. (Ảnh: T.T).

Hà Tĩnh: Thu giữ lượng lớn gỗ lậu tập kết dưới lòng suối Rào Giàng

Chính phủ ban hành quy định mới về tinh giản biên chế. Ảnh: Phạm Đông
ĐỜI SỐNG

Ba nhóm cán bộ, viên chức sẽ thuộc diện tinh giản biên chế

bởi CÂY BÚT MỚI
04/06/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 29/2023/NĐ-CP ngày 3.6.2023 quy định về...

Đọc thêm
Từ 3/6, xe ô tô chở người đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải chính thức được giãn chu kỳ kiểm định.

Trang web Cục Đăng kiểm quá tải vì truy cập về gia hạn đăng kiểm tăng đột biến

04/06/2023
0
Đối tượng Nguyễn Văn Kiên tại cơ quan Công an. (Ảnh: Công an tỉnh Quảng Ninh)

Tạm giữ hình sự “yêu râu xanh” xâm hại thiếu nữ

04/06/2023
0
Các lực lượng và ngư dân địa phương triển khai các phương án tìm kiếm ngư dân bị mất tích ngay sau khi nhận được tin báo. Ảnh: N.T

Tìm thấy thi thể ngư dân mất tích trên vùng biển Bình Thuận

04/06/2023
0

Gia Lai: Tìm người bị hại trong vụ nữ kế toán Ủy ban MTTQ chiếm đoạt tài sản

04/06/2023
0

© Cơ quan chủ quản: Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
© GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT DO SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020
Giấy xác nhận số 03/XN-STTTT-ICP của Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM ngày 10/6/2022
Quyết định số 01/QĐ-STTTT-ICP của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ngày 18/01/2023
Chịu trách nhiệm nội dung - Phó Tổng giám đốc: Hồ Thị Hải
Email:diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0962426276
Khai thác truyền thông
Công ty Truyền thông Sống khỏe và Pháp luật
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • ĐỜI SỐNG
  • GIÁO DỤC
  • KINH TẾ
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
  • VĂN HÓA
  • SỨC KHỎE
  • TUYỂN SINH – DU HỌC

 
Loading Comments...
Comment
    ×