Thứ Hai, Tháng Năm 23, 2022
GIÁO DỤC
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
GIÁO DỤC VÀ ĐỜI SỐNG
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
Home ĐỜI SỐNG

Chưa kịp nhập học, tân sinh viên đã được rủ rê ‘đóng chục triệu, lời trăm triệu’

10:09 - 25/09/2021
in ĐỜI SỐNG
A A
0

Bài viếtliên quan

Phòng giám thị - nơi được học sinh cho là đã bị sàm sỡ vào ngày 29-4 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tạm đình chỉ thầy giáo ở Thủ Đức bị tố sàm sỡ học sinh, mời công an vào cuộc

08:05 - 06/05/2022
0

Đắk Lắk: Voi Tây Nguyên dần được “cởi trói” sau 30 năm chờ đợi

11:03 - 04/03/2022
0

(Giaoducvadoisong.vn) – Những ngày qua, nhiều tân sinh viên cho biết nhận được những lời kêu gọi từ nhiều người lạ qua mạng xã hội, rủ rê tham gia những dự án kinh doanh hứa hẹn sẽ sinh lời ‘khủng’.

A12-1632470899039877288997-1632473926346739151044
Những màn chào mời với tân sinh viên vào các dự án kinh doanh – Ảnh: HOÀNG THI

Hãy nhớ nếu có khó khăn nào, nhất là áp lực về tài chính, các em nên liên hệ đầu tiên là nhà trường.

ThS Võ Văn Trọng, trưởng phòng công tác sinh viên, Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM)

Đóng chục triệu, sinh lời trăm triệu?

Cách đây vài ngày, N.T. (18 tuổi), tân sinh viên của Trường CĐ Kinh tế – đối ngoại TP.HCM, nhận được tin nhắn chào hỏi qua Facebook từ một người xưng là sinh viên đang học tại trường. Sau vài câu làm quen, người này giới thiệu hiện mình đang quản lý một dự án khởi nghiệp bán mỹ phẩm, muốn mời T. tham gia.

Trong buổi gặp mặt qua Zoom sau đó, T. được rủ “góp vốn” đầu vào 10 triệu đồng và mỗi tháng có thể kiếm lời ít nhất 3 triệu đồng từ tháng thứ 2, đủ lo chi phí sinh hoạt khi học tập tại TP.HCM. Số tiền kiếm được mỗi tháng sẽ từ 10 – 20 triệu đồng nếu kêu gọi được thêm bạn bè tham gia vào cùng xây dựng hệ thống.

Thấy nghi ngờ, T. hỏi thăm một số bạn bè thì được cảnh báo đây là một trong những cách thức chào mời của một vài tổ chức kinh doanh đa cấp biến tướng. Đặc biệt, nhiều bạn của T. cũng nhận được những tin nhắn rủ rê tương tự, có người từ giữa tháng 9 đến nay nhận hơn 10 tin nhắn mời chào.

N.M. (18 tuổi), tân sinh viên Trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết dù hiện đang ở quê nhà Tiền Giang, chưa lên TP.HCM nhập học nhưng cũng đã được nhiều người tự nhận là anh chị khóa trên kết nối qua Facebook để “hỏi thăm”.

Những người này cho biết mình thường giúp đỡ các bạn trẻ mới nhập học xây dựng các đội nhóm vừa có thể rèn luyện kỹ năng sống, phát triển bản thân và có thêm thu nhập. Tất cả sẽ có được thông qua một dự án “kinh tế chia sẻ” được kỳ vọng giúp các bạn trở thành một người thành đạt, tài khoản rủng rỉnh vài trăm triệu sau 4 năm đại học.

“Họ nói rằng trước đây ai muốn tham gia sẽ phải đóng khoảng 22 triệu, bao gồm tiền tập huấn, mua sắm trang thiết bị… Thu nhập sẽ tăng theo tỉ lệ đóng góp cho công ty và khả năng lan tỏa được dự án đến nhiều người”, M. nói.

Thận trọng trước lời mật ngọt

Da-cap-2-15921953739941842208320-1592195398040448877484-16324710212881856678966-16324739830022065755370
Rất nhiều sinh viên đã bị dẫn dụ vào các mô hình đa cấp trái phép – Ảnh: N.H.

Hằng năm, nhiều trường ĐH tại TP.HCM đều cảnh báo tân sinh viên đề phòng những cạm bẫy tiềm ẩn từ các mô hình kinh doanh đa cấp trái phép.

Kẻ xấu có xu hướng lợi dụng những sinh viên năm nhất chưa có nhiều kỹ năng hoặc các bạn muốn kiếm thêm thu nhập ngoài giờ học. Một số đối tượng thậm chí còn giả danh trường gửi thư cấp học bổng du học cho sinh viên nhưng sau đó bắt phải đóng một phí chênh lệch để nhận tiền.

ThS Trần Mạnh Thái, giám đốc Trung tâm chăm sóc người học và tuyển sinh Trường ĐH Văn Hiến, chia sẻ trong tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến kinh tế nhiều gia đình như hiện nay, nhiều người có thể nắm bắt tâm lý này để gửi những lời chào mời ngọt ngào đến tân sinh viên với những công việc làm thêm, dự án kinh doanh… Không ít trong số đó thực chất là hoạt động đa cấp biến tướng.

Ông Thái cho rằng khi nhận được những tin nhắn như thế, tân sinh viên trước tiên cần kiểm tra xem thông tin này có phải đến từ các đơn vị uy tín như các phòng ban, trung tâm của các trường hoặc từ Thành đoàn, Hội sinh viên… Nếu người liên hệ xưng là nhân viên của doanh nghiệp, cần tra cứu thông tin về những công ty này xem dấu hiệu gì đáng ngờ hay không.

Sinh viên có thể nhờ các anh chị, thầy cô hoặc các trung tâm quan hệ doanh nghiệp của các trường để kiểm tra thêm. Đặc biệt, cần cẩn trọng với những yêu cầu chuyển tiền để nhận việc hay để gia nhập các hội nhóm kinh doanh, nhất là trong tình hình dịch bệnh như hiện nay.

ThS Võ Văn Trọng, trưởng phòng công tác sinh viên, Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), chia sẻ trong tuần lễ sinh hoạt đầu năm, các trường thường thông tin nhiều về cạm bẫy hay dấu hiệu lừa đảo thời sinh viên. Từ đó, sinh viên có thể rút ra một số kinh nghiệm cho mình trước các tổ chức đa cấp bất hợp pháp.

Theo ông Trọng, hiện nay các trường cũng có rất nhiều học bổng cho tân sinh viên. Vì vậy, nếu gặp những khó khăn về tài chính, sinh viên trước hết nên liên hệ với trường để được hỗ trợ bước đầu, hơn là nghe theo những lời chào mời việc làm hay đầu tư trên mạng.

“Hãy nhớ nếu có khó khăn nào, nhất là áp lực về tài chính, các em nên liên hệ đầu tiên là nhà trường trước tiên”, ThS Võ Văn Trọng khuyên.

Nguồn: Hoàng Thi
Thẻ: công việc làm thêmgiáo dục và đời sốngkinh doanh đa cấpTân sinh viên
Bài trước

Bộ Công an: 55 thí sinh 29,5 điểm trở lên rớt đại học do điểm học bạ không đủ chuẩn

Bài sau

Trường cao đẳng trong ‘cơn lốc’ điểm chuẩn

Bài viết liên quan

Phòng giám thị - nơi được học sinh cho là đã bị sàm sỡ vào ngày 29-4 - Ảnh: TRỌNG NHÂN
ĐỜI SỐNG

Tạm đình chỉ thầy giáo ở Thủ Đức bị tố sàm sỡ học sinh, mời công an vào cuộc

bởi Mai Hương
06/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Sau phản ánh của báo chí trong bài viết ngày 5-5, ông Nguyễn Thái Vĩnh Nguyên...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Đắk Lắk: Voi Tây Nguyên dần được “cởi trói” sau 30 năm chờ đợi

bởi Mai Hương
04/03/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Hàng loạt những cam kết, chính sách ưu đãi nhằm bảo tồn, phát triển voi nhà...

Đọc thêm
Ông đồ trẻ cho chữ ở đường mai trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022

HOA NỮ
ĐỜI SỐNG

Khai bút đầu năm nghĩa là gì, dùng máy tính rồi có cần khai bút?

bởi Mai Hương
01/02/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Chúng ta hay nghe thấy nói đầu xuân năm mới khai bút, vậy khai bút là...

Đọc thêm
Bà Lưu Thị Thanh Mẫu (bìa trái) cùng bà Cao Thị Ngọc Dung – CT HĐQT Tập đoàn PNJ (áo vàng) trong sự kiện khai mạc “Siêu thị mini Tết 0 đồng” tại quận 8, TP.HCM
ĐỜI SỐNG

Phúc Khang đồng hành cùng ‘Siêu thị mini Tết 0 đồng’ hỗ trợ người lao động khó khăn đón Xuân Nhâm Dần 2022

bởi Mai Hương
24/01/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Mới đây, nhằm kịp thời hỗ trợ người lao động khó khăn trên địa bàn Q.8...

Đọc thêm
Be-3-tuoi-bi-dinh-ghim-trong-naominh-nhat-1642572094435
ĐỜI SỐNG

Bé 3 tuổi bị cắm đinh vào đầu: Phụ huynh căm phẫn về hành động man rợ này

bởi Mai Hương
21/01/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Sự việc em bé 3 tuổi bị nhân tình của mẹ cắm đinh vào đầu khiến...

Đọc thêm
Bài sau

Trường cao đẳng trong 'cơn lốc' điểm chuẩn

HLV Park Hang Seo "ra lệnh" đặc biệt trước trận gặp Trung Quốc

Bài viết mới

  • Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng vụ sách giáo khoa giả
  • 182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022
  • Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP.HCM
  • Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022
Ông Trần Hùng (hàng trên, bên trái) và các bị can liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả. Ảnh: Bộ Công an
PHÁP LUẬT

Ông Trần Hùng bị cáo buộc nhận hối lộ 300 triệu đồng vụ sách giáo khoa giả

bởi Mai Hương
14/05/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Ông Trần Hùng - cựu Tổ trưởng Tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường bị...

Đọc thêm

182 trường đại học công bố xét học bạ THPT năm 2022

14/05/2022
0
Nội dung về mạng xã hội Facebook trong 3 quyển sách giáo khoa tin học 7 sẽ sử dụng trong năm học 2022 - 2023

Sách giáo khoa tin học 7 bỏ qua điều khoản về tuổi sử dụng Facebook

14/05/2022
0
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thực hiện nghi thức tắm Phật khi viếng chùa Minh Đạo, quận 3 - Ảnh: T.T.D.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng Đại lễ Phật đản tại TP.HCM

14/05/2022
0
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - Ảnh: HCMUTE

Hội đồng trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM phải giao quyền hiệu trưởng trong tháng 5-2022

13/05/2022
0

GIAODUCVADOISONG.VN
Giấy phép số 44/GP-TTĐT cấp ngày 29/10/2020
Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Nhuận

Liên hệ ĐT: 0942 480 678
Email: info.banbientap@gmail.com
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

@ Web vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
ETgo Publish Powered By : XYZScripts.com

 
Loading Comments...
Comment
    ×