Thứ Tư, Tháng Bảy 6, 2022
GIÁO DỤC
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
GIÁO DỤC VÀ ĐỜI SỐNG
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
Home GIÁO DỤC

Chi tiền tỉ mời giáo sư về trường chuyên: Vấn đề không phải là tiền

01:03 - 14/03/2022
in GIÁO DỤC
A A
0
Học sinh, giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) - Ảnh: Fanpage nhà trường

Học sinh, giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) - Ảnh: Fanpage nhà trường

(Giáo dục&Đời sống) – UBND tỉnh Hòa Bình vừa trình lên HĐND tỉnh dự thảo nghị quyết thu hút, khuyến khích giáo viên công tác tại Trường THPT chuyên với nội dung hỗ trợ 1 tỉ đồng cho giáo sư, phó giáo sư và 300 triệu đồng cho tiến sĩ cam kết công tác trong 10 năm.

Học sinh, giáo viên Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ (Hòa Bình) – Ảnh: Fanpage nhà trường

TS Nguyễn Kim Dung – viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Nam Việt – đánh giá trước hết phải nói về mặt tích cực của chính sách. Nó thể hiện một tỉnh chú trọng đãi ngộ thu hút đội ngũ có học hàm, học vị cao.

Bài viếtliên quan

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: INT

Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao

12:06 - 16/06/2022
0
Học sinh miền Tây Nghệ An trong giờ học. Ảnh minh họa

Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học

12:06 - 16/06/2022
0

Không phù hợp lắm với thực tế

Tuy nhiên, theo bà Dung, chính sách không phù hợp lắm với tình hình hiện nay bởi các lý do:

Thứ nhất, đối với THPT chuyên, chức năng là để bồi dưỡng nhân tài, định hướng học sinh chọn lĩnh vực phát triển trong tương lai, bên cạnh nhiệm vụ có nhiều học sinh giỏi mang thành tích cho trường. Xét chức năng này, lực lượng giảng dạy có thể thạc sĩ, tiến sĩ hoặc người đáp ứng yêu cầu. Trường chuyên cần người có thể có giáo sư, phó giáo sư càng tốt nhưng không bắt buộc.

Thứ hai, chính sách chưa thuyết phục lắm. Đãi ngộ 1 tỉ đồng hay 300 triệu đồng không phải là vấn đề cốt lõi. Cốt lõi phải tạo ra môi trường học thuật, lĩnh vực họ nghiên cứu chuyên sâu. Ví dụ giáo sư toán học phải đi vào nghiên cứu, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ cho tương lai chứ không phải dạy học sinh THPT.

Thứ ba, chức năng trường chuyên có thể tạo nghiên cứu, hướng dẫn học sinh vào mảng thi học sinh giỏi. Đặc trưng này không phải là điểm mạnh của giáo sư, phó giáo sư. Giải một đề toán, đề văn, phát huy năng khiếu phải là người hướng về năng lực giảng dạy hơn năng lực nghiên cứu.

“Đưa ra chính sách là nỗ lực lớn của tỉnh nhưng phải hướng tới môi trường, đặc trưng và chức năng THPT chuyên, khả năng đóng góp của giáo sư và phó giáo sư. Vấn đề không phải là tiền mà chính sách về lâu dài. Đưa ra cam kết 10 năm nhưng trong 10 năm đó cần làm là gì, thêm những biện pháp, chế độ đãi ngộ, môi trường thế nào… mới quan trọng” – bà Dung nhấn mạnh.

Thu hút giáo viên THPT có tài thì đúng hơn

Tương tự, giáo sư ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân cho rằng để thu hút người tài là giáo sư, phó giáo sư về trường đại học thì có thể được, hợp lý.

“Môi trường THPT mà cần đến cả những người có hàm giáo sư, phó giáo sư là không cần thiết. Chắc gì khi họ đứng lớp dạy tốt hơn giáo viên trường THPT. Môi trường này cần người tài ở cơ sở giáo dục khác đưa về.

Chẳng hạn, họ là nhà giáo có thành tích trong dạy học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, khu vực… Dùng chế độ này để thu hút hơn nữa giáo viên có tài về THPT chuyên thì đúng hơn. Đồng thời đãi ngộ để khuyến khích, động viên tinh thần của giáo viên dạy đã tốt thì càng tốt hơn nữa” – giáo sư Dân nói.

Tiến sĩ giáo dục Lê Vinh Quốc – nguyên phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – cũng nhận định:

“Giáo sư, phó giáo sư là chức vụ khoa học, chỉ sử dụng gắn liền trong công tác nghiên cứu khoa học trong trường đại học. Họ chỉ làm việc ở môi trường đại học là phù hợp và hiệu quả.

Với giáo sư và phó giáo sư, đối tượng là những nghiên cứu lớn thì làm sao có thể dạy tốt THPT, dạy cho học sinh dưới 18 tuổi được. Còn cử nhân, thạc sĩ là giáo viên thì dạy học trong trường THPT sẽ phát huy rất tốt công việc của mình”.

Không phải cứ học hàm, học vị cao là dạy giỏi

Giáo sư, phó giáo sư là học hàm – một chức danh khoa học ở các trường đại học, các cơ sở giáo dục, các học viện và trung tâm nghiên cứu. Công việc của họ thường là nghiên cứu và giảng dạy ở đại học, sau đại học hoặc lĩnh vực trong chuyên môn.

Theo quy định, giáo sư và phó giáo sư được ưu tiên trong việc giao đề tài, dự án khoa học – công nghệ, xây dựng các chương trình, đề án phục vụ công tác quản lý và các điều kiện cần thiết khác để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong khi để dạy tốt ở bậc phổ thông cần những giáo viên trẻ giỏi chuyên môn, năng động, sáng tạo, hòa đồng với học sinh về tâm sinh lý lứa tuổi và vững nghiệp vụ sư phạm. Giáo viên trường chuyên cần người giỏi kiến thức môn chuyên, có kinh nghiệm giảng dạy chuyên, đủ khả năng hoàn thành việc giảng dạy, truyền thụ kiến thức môn học cho học sinh.

Trên thực tế, bậc học nào có giáo viên bậc đó. Các trường sư phạm cũng đào tạo giáo viên chuyên sâu từng ngành học: giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học… Hầu hết giáo viên bậc THPT đều thừa nhận nếu được phân công dạy bậc tiểu học thì họ không thể dạy tốt được. Ít giảng viên đại học nào, thậm chí người có học hàm giáo sư và phó giáo sư, dám tự tin bảo rằng “tôi có khả năng dạy tốt ở bậc phổ thông”.

Vì dạy học là nghệ thuật, không phải cứ học hàm, học vị cao là dạy giỏi, dạy tốt. Không phải cứ giáo sư, phó giáo sư về dạy trường chuyên sẽ phát huy được năng lực của học sinh.

Rõ ràng môi trường làm việc của các giáo sư, phó giáo sư chỉ phù hợp với trường đại học, các viện nghiên cứu chứ không phải các trường THPT. Do vậy, sẽ hiếm có giáo sư, phó giáo sư nào chấp nhận cam kết giảng dạy từ 10 năm trở lên ở trường chuyên vì chưa chắc họ sẽ làm tốt nhiệm vụ của mình ở đó.

Còn nếu cho rằng “trường chuyên chưa có giáo viên trình độ giáo sư, phó giáo sư gây khó khăn trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn, đội tuyển học sinh giỏi quốc gia, quốc tế, khu vực” rồi dùng ngân sách tiền tỉ thu hút nhân lực trình độ cao “luyện gà chọi” là lãng phí và không thực tế. Việc này cũng không giúp địa phương đạt mục tiêu đưa giáo dục mũi nhọn cũng như giáo dục đại trà phát triển được.

Trần Huỳnh

Nguồn: Thảo Thương
Thẻ: giáo dục và đời sốnggiáo sưTHPT chuyên
Bài trước

Xúc động cựu binh và người thân thả đèn hoa đăng tưởng nhớ liệt sĩ Gạc Ma

Bài sau

Trường nào tại TP.HCM sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào lớp 6?

Bài viết liên quan

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: INT
GIÁO DỤC

Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao

bởi Ban biên tập
16/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Bố trí nơi bảo quản vật dụng cá nhân và các tài liệu, vật dụng bị...

Đọc thêm
Học sinh miền Tây Nghệ An trong giờ học. Ảnh minh họa
GIÁO DỤC

Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học

bởi Ban biên tập
16/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Việc Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK), sách...

Đọc thêm
Ảnh minh họa
GIÁO DỤC

Từ 22/7: Giảng viên học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài được hỗ trợ học phí tối đa 25.000 USD/năm

bởi Ban biên tập
13/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại Thông tư 30/2022/TT-BTC...

Đọc thêm
Thí sinh nghe tư vấn tuyển sinh năm học 2022-2023. Ảnh: Huyên Nguyễn
GIÁO DỤC

Thêm trường đại học công bố quy chế, điểm mới tuyển sinh 2022

bởi Ban biên tập
13/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Sau khi Bộ GDĐT công bố thêm các điểm mới trong tuyển sinh 2022, nhiều trường...

Đọc thêm
Ảnh minh họa
GIÁO DỤC

Nóng trong tuần: Giải pháp ổn định giá SGK, chuẩn bị sẵn sàng Kỳ thi tốt nghiệp THPT

bởi Ban biên tập
13/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Giá SGK, khởi tố vụ án hình sự các cá nhân liên quan đến công tác...

Đọc thêm
Bài sau
Thí sinh chuẩn bị bước vào làm bài khảo sát lớp 6 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa năm 2020

BÍCH THANH

Trường nào tại TP.HCM sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá năng lực đầu vào lớp 6?

Ngôi nhà kiến trúc Pháp ở số 26 Lê Lợi, TP.Huế

BÙI NGỌC LONG

'Thần đèn' nói gì khi nhận lời mời di dời ngôi nhà Pháp trăm tuổi ở Huế?

Bài viết mới

  • TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất đổi 9 tỉ bằng quảng cáo để tổ chức Hội Hoa xuân
  • Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao
  • Xử lý chủ salon tóc mặc trang phục công an livestream trên TikTok để thu hút người xem
  • Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học
  • Câu hỏi về giám sát quyền lực từ vụ Việt Á
Hội Hoa xuân Tao Đàn được tổ chức thường niên ở TP.HCM

ĐỘC LẬP
ĐỜI SỐNG

TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất đổi 9 tỉ bằng quảng cáo để tổ chức Hội Hoa xuân

bởi Ban biên tập
16/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Một doanh nghiệp đề xuất đồng hành với Hội Hoa xuân Tao Đàn tại TP.HCM trong...

Đọc thêm
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: INT

Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao

16/06/2022
0
Người phụ nữ mặc quần áo công an livestream trên TikTok bị công an mời đến trụ sở làm việc - Ảnh: Công an cung cấp

Xử lý chủ salon tóc mặc trang phục công an livestream trên TikTok để thu hút người xem

16/06/2022
0
Học sinh miền Tây Nghệ An trong giờ học. Ảnh minh họa

Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học

16/06/2022
0
Kit test Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á

TTXVN

Câu hỏi về giám sát quyền lực từ vụ Việt Á

13/06/2022
0

Giấy phép số 44/GP-TTĐT cấp ngày 29/10/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Nhuận

Liên hệ ĐT: 0942 480 678
Email: info.banbientap@gmail.com
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

@ Web vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
ETgo Publish Powered By : XYZScripts.com

 
Loading Comments...
Comment
    ×