Thứ Tư, Tháng Bảy 6, 2022
GIÁO DỤC
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
GIÁO DỤC VÀ ĐỜI SỐNG
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
Home GIÁO DỤC

Cẩn thận chiêu lừa đăng ký tham gia các kỳ thi tuyển sinh

06:01 - 14/01/2022
in GIÁO DỤC
A A
0
Hình ảnh có ý định lừa đảo thí sinh mà VNU-CET đã lưu lại được

NGỌC DIỆP

Hình ảnh có ý định lừa đảo thí sinh mà VNU-CET đã lưu lại được NGỌC DIỆP

(Giáo dục&Đời sống) – Nhiều thí sinh suýt bị mất oan 200.000 đồng khi muốn sửa thông tin tài khoản đăng ký thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia Hà Nội. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng liên tục cảnh báo thí sinh cẩn thận kẻo bị lừa.

Môi giới sửa thông tin sai với phí 200.000 đồng/thí sinh

Bài viếtliên quan

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: INT

Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao

12:06 - 16/06/2022
0
Học sinh miền Tây Nghệ An trong giờ học. Ảnh minh họa

Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học

12:06 - 16/06/2022
0

Cách đây vài ngày, Trung tâm khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội (VNU-CET) bắt đầu mở cổng thông tin cho phép thí sinh (TS) có nhu cầu tham gia kỳ thi đánh giá năng lực (HSA) 2022 vào đăng ký tài khoản. Do hệ thống mới được vận hành nên nhiều TS khi điền sai thông tin đã gặp khó khăn trong việc sửa lại. Lợi dụng tình hình đó, có cá nhân đứng ra làm môi giới giúp TS sửa thông tin, với mức “phí hỗ trợ” 200.000 đồng/TS.

Hình ảnh có ý định lừa đảo thí sinh mà VNU-CET đã lưu lại được
NGỌC DIỆP

Thông tin này được rao trong nhóm Zalo có tên “Ôn luyện đánh giá năng lực ĐH QGHN-HCM”, kèm theo số tài khoản nhận tiền và hướng dẫn cú pháp tin nhắn trong lệnh chuyển tiền. Nhận được phản ánh của TS về việc này, ngay lập tức VNU-CET phát thông báo khẩn, khuyến cáo TS không để bị kẻ xấu lừa giúp sửa thông tin khai sai khi đăng ký thi HSA.

Điều đáng ngạc nhiên là ngay sau đó người quản trị của fanpage ĐH Quốc gia Hà Nội (trên nền tảng Facebook) đã nhận được tin nhắn của một tài khoản có nick là Đ.T.P.N khẩn khoản “được sửa sai” và nhờ admin xóa hộ thông báo khẩn trên trang. Tài khoản Đ.T.P.N cam đoan là mình chưa nhận tiền của TS nào, đồng thời cho biết đã xóa nhóm Zalo nói trên. Khi được admin trả lời không có thẩm quyền giải quyết mà phải nhờ công an, tài khoản này trả lời “ad báo công an cũng được” và vẫn bày tỏ mong muốn xóa thông báo khẩn.

Tuy nhiên, theo quan điểm của GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc VNU-CET, thông báo khẩn mà trung tâm gửi đến TS không phải chỉ để cảnh báo một vụ việc cụ thể vừa xảy ra mà còn để các em cảnh giác với các chiêu lừa đảo khác nếu có trong tương lai.

Vì vậy, dù tài khoản Đ.T.P.N đã “sửa sai” nhưng trung tâm vẫn đề nghị quản trị của fanpage ĐH Quốc gia Hà Nội giữ lại hình ảnh và nội dung thông báo khẩn. “Vì chưa TS nào bị mất tiền nên chúng tôi tạm thời chưa báo sự việc với cơ quan công an. Chỉ mong các TS tỉnh táo, tin tưởng vào các khuyến cáo mà ĐH Quốc gia Hà Nội đã liên tục đưa ra liên quan tới kỳ thi HSA, không để kẻ xấu lợi dụng”, GS Thảo chia sẻ.

Thí sinh chỉ đóng duy nhất khoản lệ phí thi 300.000 đồng

Cũng theo GS Thảo, hiện tại VNU-CET mới chỉ mở cổng để TS đăng ký tài khoản chứ chưa mở cổng đăng ký dự thi HSA. Sắp tới, khi VNU-CET chốt được lịch thi đợt đầu tiên thì trung tâm sẽ mở cổng để TS đăng ký dự thi (tối thiểu trước 15 ngày trước thời điểm tổ chức thi đợt đầu tiên).

Các hình ảnh có ý định lừa đảo thí sinh mà VNU-CET đã lưu lại được
NGỌC DIỆP

Khi đăng ký, TS lưu ý 2 thông tin quan trọng nhất cần khai chính xác là họ tên và số căn cước công dân. Sau khi TS nộp lệ phí thì không thể sửa thông tin trên hệ thống được nữa. Tuy nhiên, nếu lỡ khai sai, các em cũng không cần quá lo lắng, vì sẽ có cơ hội sửa khi đến dự thi trực tiếp.

“Các em đừng bao giờ phải phí tiền vô ích nhờ ai đó sửa giúp”, GS Thảo khuyến cáo và cho biết thêm: “TS dự thi HSA chỉ phải đóng khoản duy nhất là lệ phí thi với 300.000 đồng/lượt TS. TS hoàn cảnh khó khăn, gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được miễn lệ phí thi”.

Web nhân danh các trường để luyện thi đều là giả mạo

Theo PGS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nơi sẽ tổ chức kỳ thi đánh giá tư duy dùng để tuyển sinh ĐH vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và một số trường ĐH khác, có nhiều nhóm/cá nhân nhân danh trường để bán sách luyện thi hoặc mở lớp ôn thi. Những trang web nhân danh Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo công bố đề thi mẫu của kỳ thi tư duy, ôn tập, ôn luyện, mẹo làm bài… đều giả mạo. Một số nơi còn bán sách ôn thi đặt những tên rất kêu kiểu như “tốc chiến luyện đề đánh giá tư duy”, trong đó đưa ra các mẫu đề đều của những người soạn sách tự soạn (hoặc sưu tầm), hoàn toàn không phải mẫu đề của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

PGS Điền nhấn mạnh: “Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đã thông báo rõ mục tiêu của kỳ thi là tuyển chọn TS có năng lực tư duy tốt, phù hợp với các ngành đào tạo kỹ thuật và công nghệ. Phần đọc hiểu không thể luyện theo lối học văn mẫu mà phải dựa vào nền tảng hiểu biết – năng lực về đọc hiểu tiếng Việt các em được dạy trong nhà trường, được tiếp thu qua sách vở hoặc giao tiếp xã hội suốt thời gian học phổ thông của chính mình để làm bài. Trong phần thi môn toán có một phần tự luận để kiểm tra năng lực trình bày một bài toán. Vì thế, các em cứ học và ôn tập bình thường theo chương trình phổ thông đang học, đừng kỳ vọng vào chuyện “giải mã” các loại mẹo mực mà các cá nhân hoặc các nhóm/trung tâm luyện thi quảng cáo”.

PGS Điền cũng chia sẻ, để giúp TS không bỡ ngỡ với kỳ thi đánh giá tư duy, ngày 23.1, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ tổ chức cho TS thi thử bằng hình thức trực tuyến. Buổi sáng, TS sẽ làm bài thi phần bắt buộc toán + đọc hiểu và tự chọn 2 (tiếng Anh), buổi chiều làm bài thi cho phần tự chọn 1 (khoa học tự nhiên). Từ ngày 1 – 15.1, hệ thống đăng ký và thi thử bài đánh giá tư duy của nhà trường mở cho các TS vào đăng ký dự thi thử trực tuyến đợt đầu tiên. Hiện tại, hệ thống đã tiếp nhận khoảng hơn 10.000 TS đăng ký thi thử.

ĐH Quốc gia TP.HCM cho phép thí sinh điều chỉnh gì sau đăng ký thi?

Kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM cho phép TS được chỉnh sửa trong quá trình đăng ký xét tuyển và dự thi. Sau khi đăng ký, TS có thể điều chỉnh thông tin cá nhân, địa điểm thi, thêm bớt nguyện vọng và thay đổi thứ tự ưu tiên các nguyện vọng khi chưa hoàn thành việc đóng phí. Trong trường hợp đã hoàn tất đóng lệ phí, TS không thể đăng ký thêm, hủy, thay đổi hoặc sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng. Thời điểm này, TS chỉ có thể thay đổi địa điểm dự thi.

H.Ánh

Nguồn: Qúy Hiên
Thẻ: giáo dục và đời sốngkỳ thi đánh giá năng lực năm 2022Trung tâm Khảo thí ĐH Quốc gia Hà Nội
Bài trước

Chi tiền triệu mỗi buổi chạy đua thi IELTS: Lo ngại bất bình đẳng?

Bài sau

Tai nạn máy bay tại Chu Lai, phi công hạ cánh trượt đường băng hơn 60 m

Bài viết liên quan

Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: INT
GIÁO DỤC

Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao

bởi Ban biên tập
16/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Bố trí nơi bảo quản vật dụng cá nhân và các tài liệu, vật dụng bị...

Đọc thêm
Học sinh miền Tây Nghệ An trong giờ học. Ảnh minh họa
GIÁO DỤC

Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học

bởi Ban biên tập
16/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Việc Bộ GD&ĐT ban hành Chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK), sách...

Đọc thêm
Ảnh minh họa
GIÁO DỤC

Từ 22/7: Giảng viên học thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài được hỗ trợ học phí tối đa 25.000 USD/năm

bởi Ban biên tập
13/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được nêu tại Thông tư 30/2022/TT-BTC...

Đọc thêm
Thí sinh nghe tư vấn tuyển sinh năm học 2022-2023. Ảnh: Huyên Nguyễn
GIÁO DỤC

Thêm trường đại học công bố quy chế, điểm mới tuyển sinh 2022

bởi Ban biên tập
13/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Sau khi Bộ GDĐT công bố thêm các điểm mới trong tuyển sinh 2022, nhiều trường...

Đọc thêm
Ảnh minh họa
GIÁO DỤC

Nóng trong tuần: Giải pháp ổn định giá SGK, chuẩn bị sẵn sàng Kỳ thi tốt nghiệp THPT

bởi Ban biên tập
13/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Giá SGK, khởi tố vụ án hình sự các cá nhân liên quan đến công tác...

Đọc thêm
Bài sau
Sân bay Chu Lai - nơi xảy ra vụ tai nạn máy bay (Ảnh minh họa).

Tai nạn máy bay tại Chu Lai, phi công hạ cánh trượt đường băng hơn 60 m

Học sinh Trường THPT Nguyễn Du, quận 10 thực hiện đo thân nhiệt và rửa tay trước khi vào trường học trực tiếp - Ảnh: H.HG

TP.HCM: hơn 90% học sinh trung học đi học lại, phát hiện 130 ca nhiễm COVID-19

Bài viết mới

  • TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất đổi 9 tỉ bằng quảng cáo để tổ chức Hội Hoa xuân
  • Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao
  • Xử lý chủ salon tóc mặc trang phục công an livestream trên TikTok để thu hút người xem
  • Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học
  • Câu hỏi về giám sát quyền lực từ vụ Việt Á
Hội Hoa xuân Tao Đàn được tổ chức thường niên ở TP.HCM

ĐỘC LẬP
ĐỜI SỐNG

TP.HCM: Doanh nghiệp đề xuất đổi 9 tỉ bằng quảng cáo để tổ chức Hội Hoa xuân

bởi Ban biên tập
16/06/2022
0
0

(Giáo dục&Đời sống) - Một doanh nghiệp đề xuất đồng hành với Hội Hoa xuân Tao Đàn tại TP.HCM trong...

Đọc thêm
Thí sinh tham dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Ảnh: INT

Cảnh báo gian lận thi công nghệ cao

16/06/2022
0
Người phụ nữ mặc quần áo công an livestream trên TikTok bị công an mời đến trụ sở làm việc - Ảnh: Công an cung cấp

Xử lý chủ salon tóc mặc trang phục công an livestream trên TikTok để thu hút người xem

16/06/2022
0
Học sinh miền Tây Nghệ An trong giờ học. Ảnh minh họa

Giảm áp lực các khoản chi đầu năm học

16/06/2022
0
Kit test Covid-19 của Công ty CP công nghệ Việt Á

TTXVN

Câu hỏi về giám sát quyền lực từ vụ Việt Á

13/06/2022
0

Giấy phép số 44/GP-TTĐT cấp ngày 29/10/2020 của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Văn Nhuận

Liên hệ ĐT: 0942 480 678
Email: info.banbientap@gmail.com
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

@ Web vận hành bởi:CT Truyền thông Pháp luật Thị trường

  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
No Result
View All Result
  • Home
  • TIN TỨC
  • PHÁP LUẬT
  • GIÁO DỤC
  • ĐỜI SỐNG
  • VĂN HÓA
ETgo Publish Powered By : XYZScripts.com

 
Loading Comments...
Comment
    ×