Giáo dục và Đời sống
Thứ Ba, Tháng Mười 3, 2023
  • TRANG CHỦ
  • ĐỜI SỐNG
  • GIÁO DỤC
  • KINH TẾ
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
  • VĂN HÓA
  • SỨC KHỎE
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
No Result
View All Result
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
Home GIÁO DỤC
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ - Ảnh: VGP/NN

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ - Ảnh: VGP/NN

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gặp gỡ cán bộ giáo dục: Mong muốn lắng nghe nhiều ý kiến tâm huyết

03:08 - 15/08/2023
A A

Bài viếtliên quan

Kiểm tra bài cũ đầu giờ: Học sinh hào hứng nhận ‘đơn đặt hàng’

‘Lùm xùm’ quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó tại Thanh Hoá

Giáo dục và Đời sống – Với hơn 6.500 câu hỏi được gửi bằng nhiều nguồn khác nhau, ngoài các vấn đề được trao đổi trực tiếp tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng sẽ chỉ đạo các cục, vụ tiếp tục phân tích câu hỏi và có cách trả lời theo từng chủ đề phù hợp.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ - Ảnh: VGP/NN
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại buổi gặp gỡ – Ảnh: VGP/NN
Cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung 
Sáng 15/8, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn gặp gỡ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên bậc mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên. Điểm cầu chính được đặt tại trụ sở cơ quan Bộ GD&ĐT, kết nối với các tỉnh, thành phố qua 63 điểm cầu của các sở GD&ĐT.
700.000 giáo viên mầm non, phổ thông đã tham dự chương trình trực tuyến kết hợp trực tiếp.
Chương trình là dịp để Bộ trưởng thông tin về tình hình của ngành; chia sẻ, động viên đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên các đơn vị, trường học, cơ sở giáo dục trong cả nước chuẩn bị năm học mới. Đồng thời qua chương trình, Bộ trưởng lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những khó khăn của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên trong quá trình thực hiện đổi mới giáo dục hiện nay; giúp việc định hướng chính sách phù hợp để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành GDĐT và thực hiện thành công đổi mới GDĐT.
Để chuẩn bị cho sự kiện, thông qua Công đoàn Giáo dục Việt Nam từ Trung ương đến địa phương, Bộ GD&ĐT đã tiếp nhận hơn 6.500 ý kiến, trong đó, có khoảng 6.000 ý kiến từ các cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên biệt.
Các ý kiến tập trung vào nhóm vấn đề lớn, như triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (dạy học môn tích hợp, bố trí giáo viên, tổ chức các cuộc thi trong nhà trường…), chế độ chính sách nhà giáo (tiền lương, phụ cấp, tuổi nghỉ hưu của giáo viên mầm non…), điều kiện làm việc của đội ngũ giáo viên (trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, hệ thống máy tính, nhà công vụ…).
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, đây là cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các cục, vụ với toàn thể nhà giáo để gần nhau hơn, thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng, cùng chia sẻ để tăng thêm sức mạnh chung.
“Ngành giáo dục đang triển khai những việc rất lớn, rất khó”, theo Bộ trưởng, để làm việc khó phải đồng tâm, hiệp lực. Việc càng khó, càng lớn, càng phải hiệp lực, đồng tâm. Cả triệu người cùng nhìn về một phía thì khó mấy, lớn mấy chúng ta cũng làm được.
Với hơn 6.500 câu hỏi được gửi bằng nhiều nguồn khác nhau, không thể trả lời hết trong một buổi, ngoài các vấn đề được trao đổi trực tiếp tại buổi gặp gỡ, Bộ trưởng cho biết sẽ chỉ đạo các cục, vụ tiếp tục phân tích câu hỏi và có cách trả lời theo từng chủ đề phù hợp; quan trọng hơn là lắng nghe ý kiến để có những điều chỉnh về mặt chính sách.
Hơn 6.000 ý kiến của khối mầm non và phổ thông
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân cho biết, để chuẩn bị cho chương trình này, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã tập hợp ý kiến của nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên đang công tác tại các cơ sở giáo dục, các trường học trên cả nước trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua.
Trong tổng số hơn 6.000 ý kiến của khối mầm non và phổ thông rất nhiều ý kiến phản ánh về thực trạng việc tổ chức dạy học và giáo dục học sinh theo các chỉ đạo đổi mới của ngành trong thời gian vừa qua đã thu được những kết quả nổi bật trên nhiều phương diện.
Rất nhiều ý kiến tán thành về việc tổ chức chương trình “Bộ trưởng gặp gỡ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên ngành giáo dục”.
Nhiều ý kiến cho rằng đây là cơ hội để giáo viên được biết rõ, được hiểu thêm một cách chính thống các thông tin về công việc, các quan điểm chỉ đạo của ngành, các lý giải về khoa học giáo dục trong tiến trình đổi mới. Đặc biệt, hy vọng chương trình tạo cơ hội cho giáo viên cả nước hiểu biết thêm về cách làm mới, cách làm hay, những sáng tạo của đồng nghiệp trong quá trình đối mặt với những thách thức, khó khăn của đổi mới giáo dục, trước những yêu cầu của xã hội, trong bối cảnh đa dạng hóa thông tin như hiện nay.
Nhiều ý kiến phản ánh thực trạng việc tổ chức dạy học và quản lý ở các cơ sở trường học, các chế độ chính sách liên quan đến đời sống việc làm; những khó khăn bất cập, những đề xuất giải quyết, tháo gỡ và những câu hỏi đặt ra với Bộ trưởng.
Cụ thể, có gần 2.000 ý kiến liên quan đến chế độ tiền lương, phụ cấp, trong đó có nhiều ý kiến mong muốn Bộ trưởng xem xét về chế độ chính sách đối với giáo viên nói chung để đảm bảo cuộc sống, đặc biệt là giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Gần 200 ý kiến phản ánh việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp, việc chuyển ngạch giáo viên thực hiện chậm, chưa cập nhật đầy đủ mã ngạch theo quy định, bất cập trong việc xếp lương sau khi hoàn thành đạt chuẩn trình độ đào tạo… Việc này gây thiệt thòi và ảnh hưởng đến tâm lý của giáo viên.
Có gần 500 ý kiến liên quan đến tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm non. Đa số các ý kiến đề nghị áp dụng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên mầm mon là 55 tuổi. Do đặc thù lao động giáo viên mầm non nên việc tăng tuổi nghỉ hưu lên 60 là không phù hợp.
Có 160 ý kiến về thiếu trường lớp học, thiếu nhà công vụ giáo viên, cơ sở vật chất các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; đề nghị nâng cấp cơ sở vật chất các trường học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để giáo viên yên tâm công tác, nâng cao chất lượng dạy và học.
Có 41 ý kiến phản ánh về việc thiếu giáo viên cục bộ ở vùng sâu, vùng xa và giáo viên dạy một số bộ môn khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phương Liên
(Theo: Báo điện tử Chính phủ)
Nguồn: https://baochinhphu.vn/bo-truong-bo-gddt-gap-go-can-bo-giao-duc-mong-muon-lang-nghe-nhieu-y-kien-tam-huyet-102230815092425133.htm
Thẻ: Bộ trưởng Bộ GD&ĐTBộ trưởng Nguyễn Kim Sơncán bộ giáo dụccán bộ quản lýgặp gỡgặp gỡ nhà giáogiáo viênnhân viên

Related Posts

Học sinh lớp 7/1, Trường THCS Nguyễn Du thích thú với hoạt động kiểm tra bài đầu giờ của giáo viên.
GIÁO DỤC

Kiểm tra bài cũ đầu giờ: Học sinh hào hứng nhận ‘đơn đặt hàng’

bởi CÂY BÚT MỚI
24/09/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Kiểm tra, đánh giá học sinh được nhiều giáo viên tích cực đổi mới...

Đọc thêm
Công tác làm quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó ở huyện Triệu Sơn khiến nhiều giáo viên bức xúc. (Ảnh minh hoạ)
GIÁO DỤC

‘Lùm xùm’ quy trình bổ nhiệm hiệu trưởng, hiệu phó tại Thanh Hoá

bởi CÂY BÚT MỚI
13/09/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Ưu ái người nhà lãnh đạo, đưa vào nguồn bổ nhiệm người không đủ...

Đọc thêm
Bí thư Quận uỷ Quận Đống Đa Đinh Trường Thọ, người đứng thứ 5 từ phải sang trái, đến dự khai trường và đánh trống khai giảng năm học mới..
GIÁO DỤC

Có những giáo viên, công chức, viên chức như thế!

bởi CÂY BÚT MỚI
11/09/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Đổi mới phải bắt đầu từ Tư duy. Khi tư duy thay đổi mọi...

Đọc thêm
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi tại buổi họp báo Chính phủ chiều 9/9.
GIÁO DỤC

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT trả lời về xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

bởi CÂY BÚT MỚI
09/09/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Hình thức xét thăng hạng sẽ có tác động tích cực đến công tác...

Đọc thêm
Luật Nhà giáo, lương, phụ cấp, thầy cô.
GIÁO DỤC

Nhà giáo mong đủ sống bằng lương, các chế độ phúc lợi được quan tâm đầy đủ

bởi CÂY BÚT MỚI
01/09/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Sớm ban hành Luật Nhà giáo là tin vui đối với toàn ngành, một...

Đọc thêm
Giáo viên trường PTDTBT Tiểu học Chà Nưa sơn sửa cơ sở vật chất.
GIÁO DỤC

Đón năm học mới, giáo viên vùng cao vừa làm thầy, vừa làm… thợ

bởi CÂY BÚT MỚI
22/08/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Giáo viên vốn chỉ quen với nét bút thì nay trở thành thợ xây...

Đọc thêm
Trường THCS Nguyễn Lương Bằng (quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) với sân chơi Dạy - học theo dự án.
GIÁO DỤC

Khó khăn nảy sinh khi dạy – học môn Khoa học tự nhiên

bởi CÂY BÚT MỚI
21/08/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Nhiều trường học đã bảo đảm được tính tích hợp ở môn Khoa học...

Đọc thêm
Cô - trò Trường tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội).
ĐỜI SỐNG

Chính phủ đồng ý bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức

bởi CÂY BÚT MỚI
18/08/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc bỏ hình thức thi thăng...

Đọc thêm
Thủ tướng yêu cầu bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023 - 2024.
GIÁO DỤC

Thủ tướng yêu cầu bảo đảm sách giáo khoa và giáo viên kịp thời cho năm học 2023 – 2024

bởi CÂY BÚT MỚI
16/08/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 747/CĐ-TTg ngày...

Đọc thêm
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ghi nhận và biểu dương ngành GD&ĐT Thủ đô - Ảnh: VGP/Minh Anh
GIÁO DỤC

Hà Nội cần dứt khoát không để phụ huynh xếp hàng nộp hồ sơ đăng ký nguyện vọng

bởi CÂY BÚT MỚI
16/08/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ý kiến, với thời đại công...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau
Hình ảnh về công trình NIC Hòa Lạc

Sắp khánh thành không gian đổi mới sáng tạo lớn nhất Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy - Ảnh: VGP/LS

Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

GIÁO DỤC

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện tự chủ đại học

bởi CÂY BÚT MỚI
03/10/2023
0
0

Giáo dục và Đời sống - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm...

Đọc thêm
Lần đầu tiên Hiệp hội Mì ăn liền tổ chức hội nghị tại Việt Nam

Việt Nam tiêu thụ 8,5 tỷ gói mì ăn liền trong năm 2022

03/10/2023
0
Tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, nhất là đối với các dự án giao thông liên vùng không chỉ góp phần “kích cầu”, mà điều quan trọng là góp phần củng cố hạ tầng kỹ thuật, góp phần nâng cao nội lực tăng trưởng của nền kinh tế - Ảnh: VGP

‘Chìa khóa’ mở ra những cơ hội và nguồn lực mới cho tăng trưởng bền vững của Việt Nam

03/10/2023
0
Khu vực xảy ra vụ tai nạn. (Ảnh: VĐ)

3 công nhân ở Nghệ An bị đá đè tử vong

03/10/2023
0

Thời tiết hôm nay: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời nắng, Nam Bộ mưa dông

03/10/2023
0

  • TRANG CHỦ
  • ĐỜI SỐNG
  • GIÁO DỤC
  • KINH TẾ
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
  • VĂN HÓA
  • SỨC KHỎE
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
© Chủ quản Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
Trụ sở: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
GIAODUCVADOISONG.VN
GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020

Giấy xác nhận số 03/XN-STTTT-ICP của Sở Thông tin và Truyền thông TP. HCM ngày 10/6/2022
Quyết định số 01/QĐ-STTTT-ICP của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM ngày 18/01/2023
Chịu trách nhiệm nội dung - PhóTổng giám đốc: Hồ Thị Hải
Email:diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0984282929 - 0962426276
Khai thác truyền thông
Công ty Truyền thông Sống khỏe và Pháp luật
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
No Result
View All Result
  • TRANG CHỦ
  • ĐỜI SỐNG
  • GIÁO DỤC
  • KINH TẾ
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
  • VĂN HÓA
  • SỨC KHỎE
  • TUYỂN SINH – DU HỌC

 
Loading Comments...
Comment
    ×