Giáo dục và Đời sống
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
No Result
View All Result
Thứ Hai, Tháng Một 30, 2023
Giáo dục và Đời sống
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
Home GIA ĐÌNH - XÃ HỘI
Đối với báo chí, chuyển đổi số là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Ảnh minh họa

Đối với báo chí, chuyển đổi số là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Ảnh minh họa

Báo chí Việt Nam trong “cuộc đua” chuyển đổi số

08:10 - 25/10/2022
A A

Giáo dục&Đời sống– Chưa bao giờ, câu chuyện chuyển đổi số và chuyển đổi số báo chí trở nên nóng hổi và bức thiết như hiện nay. Thậm chí, có người còn tuyên bố quyết liệt: “Chuyển đổi số hay là chết?”. Các cơ quan quản lý, nghiên cứu, đào tạo báo chí truyền thông liên tục đưa câu chuyện chuyển đổi số lên các bàn tròn nghị sự. Còn các cơ quan báo chí thì sao? Họ sẽ phải làm gì trước “cơn lốc” này?

Bài viếtliên quan

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

Hai quan điểm cực đoan

Trước hết, cần nhận thức rằng chuyển đổi số là nhu cầu tự thân của xã hội trước bối cảnh sự thâm nhập của công nghệ và Internet vào đời sống càng ngày càng sâu sắc và ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống của con người. Trong dòng chảy đó, người ta buộc phải nghĩ tới câu chuyện chuyển đổi số để thích ứng với nhịp sống mới.

Bởi vậy, chỉ có thể chuyển đổi số thì mới có thể bắt kịp các xu hướng phát triển của xã hội và từ đó thích ứng với sự phát triển của mọi mặt trong đời sống. Chuyển đổi số là câu chuyện không phải bàn cãi khi người ta không muốn bị bỏ lại phía sau.

Đối với báo chí, chuyển đổi số là nhiệm vụ hết sức cấp bách. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, có hai quan điểm cực đoan trong tư duy về chuyển đổi số cần phải được phản biện.

Quan điểm thứ nhất, đó là coi chuyển đổi số là câu chuyện của nhà nước, của các cấp lãnh đạo và nó nằm ngoài mỗi cá nhân.

Đó là một cách nhìn rất nguy hiểm. Bởi câu chuyện chuyển đổi số trước hết là câu chuyện của mỗi con người, mỗi cá nhân. Hiển nhiên, các cấp lãnh đạo phải thấm nhuần tinh thần của chuyển đổi số và tạo ra các chủ trương, thể chế để công cuộc chuyển đổi số có thể khởi động thực chất. Nhưng việc chuyển đổi số thành công hay không lại nằm ở mỗi cá nhân tham gia vào quá trình đó. Cụ thể ở đây là mỗi cá nhân phải chuẩn bị hai khía cạnh.

Khía cạnh thứ nhất, là tâm lý sẵn sàng để đối diện với những khó khăn, thách thức trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt là trong bối cảnh đặc thù như ở Việt Nam hiện nay.

Đồng thời, người ta cũng cần phải chuẩn bị tâm lý để thích nghi với những thay đổi, cả tích cực và tiêu cực, mà chuyển đổi số mang đến. Để giải quyết được khía cạnh này, việc cung cấp kiến thức, đào tạo, tập huấn để mỗi cá nhân hiểu được bản chất của chuyển đổi số, những khó khăn, thách thức và lợi ích mà chuyển đổi số mang lại là vô cùng quan trọng. Khi người ta chưa hiểu chuyển đổi số thực chất là làm gì mà suốt ngày nghe tới câu chuyện này, thì nó sẽ càng ngày thành câu chuyện xa vời và vô cảm.

Khía cạnh thứ hai là các kỹ năng cần thiết để thích ứng được với quá trình chuyển đổi số. Khi không có kỹ năng cần thiết, việc nhập cuộc vào chuyển đổi số sẽ vừa là khó khăn, vừa là thách thức với mỗi cá nhân khi cả xã hội rùng rùng chuyển động.

Xuất phát điểm của quan điểm coi chuyển đổi số là câu chuyện ngoài cá nhân là do các xu hướng trong xã hội ở Việt Nam đôi khi bị “phong trào hóa” mà không đi vào thực chất, đến một thời điểm sẽ khiến xã hội bị lãnh cảm. Vì nghe quá nhiều lần và nghe xong rồi cũng để đó, nên người ta không còn thấy đó là nhiệm vụ gì to tát nữa!

Quan điểm cực đoan thứ hai, đó là coi chuyển đổi số là tất cả, là việc sống còn, là không làm thì sẽ chết! Đây cũng là một dạng quan điểm cực đoan.

Chuyển đổi số hiển nhiên là việc sẽ phải làm theo quy luật của phát triển. Tuy nhiên, để chuyển đổi số thực sự có hiệu quả, thì cần phải thực hiện theo lộ trình, đồng bộ giữa các bộ phận. Vì vậy, nóng ruột và đòi thực hiện chuyển đổi số ngay không phải là một ý kiến đúng đắn.

Đối với báo chí, thì nhiệm vụ chuyển đổi số là hết sức cấp bách. Tuy nhiên, trước hay sau khi chuyển đổi số thì bản thân báo chí vẫn phải thực hiện sứ mệnh của mình với công chúng. Và việc thực hiện sứ mệnh ấy đôi khi lại không phụ thuộc vào việc chuyển đổi số hay không, mà nó phụ thuộc vào nội dung của tác phẩm.

Những thuận lợi và thách thức với chuyển đổi số báo chí Việt Nam

Trong công cuộc chuyển đổi số đang hết sức khẩn trương ở Việt Nam, có thể nhận thấy nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít thách thức đang đặt ra cho các tòa soạn.

Hai mặt thuận lợi cơ bản là: chuyển đổi số, cũng như nhiều xu hướng khác, được Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện ngay từ sớm. Điều này tạo nên một cơ sở về mặt tư tưởng, tạo ra “cảm hứng” để các ban ngành và toàn xã hội bước nhanh vào công cuộc chuyển đổi số.

Ngay từ tháng 6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Quyết định nêu rõ Chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Quyết định này được coi như là “kim chỉ nam” để các ngành bắt đầu thực hiện các chiến lược chuyển đổi số cho ngành mình. Trong đó, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã nhanh chóng biên soạn “Dự thảo Chiến lược Chuyển đổi số Báo chí Việt Nam” để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.

Thứ hai, Việt Nam vốn có tốc độ phát triển Internet nói riêng và các dạng viễn thông như thuê bao di động, người dùng mạng xã hội… thuộc vào top đầu của thế giới. Điều này tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng và là niềm tin để các tổ chức, các cá nhân nhanh chóng bắt tay vào công cuộc chuyển đổi số mà ít chịu rào cản về nền tảng Internet.

Tỷ lệ người dùng internet (từ 16-64 tuổi) có sử dụng ít nhất 1 trong số các thiết bị có khả năng kết nối với mạng viễn thông. Nguồn: Báo Lao động

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức với công cuộc chuyển đổi số báo chí ở Việt Nam cũng đặt ra những bài toán không hề dễ giải với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu, các cơ quan báo chí truyền thông. Khung khổ pháp lý về hoạt động báo chí truyền thông đang bộc lộ những hạn chế, bất cập so với biến động của thực tiễn, dần dần tạo ra những kẽ hở ngăn trở sự phát triển.

Ví dụ, Luật Báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số cần có một nội hàm rộng hơn, bao quát hơn với lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí truyền thông. Luật này hiện vẫn chưa phân biệt báo và tạp chí điện tử, chưa có quy định về lưu chiểu đối với các loại hình dưới báo chí (đặc san, bản tin, trang thông tin điện tử tổng hợp…).

TS. Phan Văn Kiền

Luật Viễn thông hiện nay cũng chưa đáp ứng được xu thế phát triển các loại hình dịch vụ mới, các mô hình kinh doanh mới, thúc đẩy việc hình thành cơ sở hạ tầng viễn thông mới kết hợp với các hạ tầng kỹ thuật khác phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội, của môi trường truyền thông số mà trong đó hoạt động báo chí có vai trò quan trọng. Có lẽ cũng đã đến lúc phải bàn tới việc ban hành Luật Công nghệ số.

Trong sự phát triển của không gian thông tin hiện nay, việc bảo vệ thông tin cá nhân và mối quan hệ giữa thông tin cá nhân với báo chí phải dựa cùng lúc vào hệ thống của nhiều luật khác nhau như: Luật An toàn thông tin mạng, Bộ luật Dân sự, Luật Bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản pháp luật chuyên ngành khác như Luật Viễn thông, Luật Giao dịch điện tử…

Tuy nhiên, hiện nay, mỗi luật đang nhìn nhận vấn đề này ở các khía cạnh khác nhau, chưa đồng bộ. Do vậy trong bối cảnh truyền thông mới, trước thách thức về an ninh thông tin nói chung, an ninh thông tin cá nhân trên mạng nói riêng, cần nghiên cứu, xây dựng ban hành luật về bảo vệ thông tin cá nhân. Hiện nay, trên thế giới, có khoảng 40 quốc gia đã ban hành các quy định pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng.

Bên cạnh đó, dù tốc độ phát triển Internet nằm ở top 20 của thế giới nhưng hạ tầng vẫn thiếu và yếu. Hạ tầng mạng Internet Việt Nam được đánh giá đang càng ngày càng hoàn thiện hơn, nhưng vẫn ở mức thấp so với khu vực và trên thế giới.

Cụ thể, kết nối của Việt Nam ra quốc tế phụ thuộc vào 7 tuyến cáp quang biển, tức trung bình khoảng 14 triệu dân sử dụng một tuyến cáp. Trong khi đó tính riêng tại Đông Nam Á, Singapore có 30 tuyến cáp, Malaysia 22 tuyến và Thái Lan có 10 tuyến. Xét trên toàn cầu, các nước đang có số tuyến cáp Internet nhiều có thể kể đến Mỹ 93 tuyến, Anh 56 tuyến, Nhật 27 tuyến hay Pháp 23 tuyến. Những con số này cho thấy hạ tầng Internet ở Việt Nam chưa thể đủ để phục vụ nhu cầu cho các thuê bao. Điều này cũng dẫn tới hiện tượng không thể có đủ hạ tầng ứng cứu khi có sự cố về cáp biển.

Điều này đặt ra một thách thức không hề nhỏ mà trong Hội thảo Khoa học “Chuyển đổi số Báo chí Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” vừa diễn ra tại Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã được Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Thanh Lâm đề cập. Đó là khi hạ tầng còn thiếu và yếu, các cơ quan báo chí chưa đủ tiềm lực sẽ lấy gì phục vụ cho quá trình chuyển đổi số? Trong khi đây là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình chuyển đổi số.

Ngoài ra, sự thiếu đồng bộ và thống nhất giữa các yếu tố quan trọng phục vụ cho chuyển đổi số như hạ tầng công nghệ, giáo dục đào tạo và thị trường lao động. Dù ở mỗi lĩnh vực liên tục có những bước chuyển biến đáng kể, nhưng sự đồng bộ, liên thông giữa các yếu tố này lại thiếu, dẫn tới chất lượng của lao động Việt Nam nói chung vẫn nằm ở mức thấp. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khi thực hiện chuyển đổi số, đặc biệt là trong lĩnh vực báo chí truyền thông.

Các cơ quan báo chí phải làm gì?

Theo quan điểm của chúng tôi, các cơ quan báo chí truyền thông cần phải có cách tiếp cận phù hợp với chuyển đổi số báo chí để tránh tình trạng rập khuôn máy móc theo xu hướng và phong trào chung nhưng cũng tránh tình trạng thờ ơ, thiếu quan tâm tới vấn đề này.

Thứ nhất, vấn đề trước hết của chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong báo chí vẫn là vấn đề con người. Cụ thể ở đây là người quản lý và người lao động. Khi người quản lý cơ quan báo chí chưa quan tâm tới vấn đề chuyển đổi số thì chính cơ quan đó cũng chưa thể có tinh thần chuyển đổi số. Thái độ của người đứng đầu cơ quan quyết định nhiều yếu tố liên quan trong công cuộc chuyển đổi số. Bởi vậy, ngay cả các lãnh đạo quản lý cơ quan báo chí cũng cần được tập huấn, đào tạo để thấm nhuần tinh thần và sẵn sàng đối diện với quá trình chuyển đổi số báo chí.

Bên cạnh đó, chính các phóng viên, nhà báo cũng cần chuẩn bị hai yếu tố quan trọng cho chuyển đổi số là tâm lý và kiến thức, kỹ năng. Người làm báo cần được chuẩn bị tinh thần để sẵn sàng đối diện với những thách thức, những thay đổi mang tính căn bản, chiến lược của quy trình tư duy, quy trình công việc khi thực hiện chuyển đổi số. Tâm lý ngại thay đổi sẽ ngăn trở quá trình này diễn ra.

Việc bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ cho chuyển đổi số cũng là vấn đề cấp bách cần tính tới khi hiện nay, tại nhiều cơ quan báo chí vẫn tư duy và hoạt động chủ yếu theo phương thức và quy trình của tòa soạn vật lý. Vì vậy, việc tăng cường tập huấn, đào tạo các kỹ năng, kiến thức về chuyển đổi số cho phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí là rất khẩn trương và cấp thiết.

Thứ hai, quá trình tiến hành chuyển đổi số, mỗi cơ quan báo chí cần nghiên cứu, thảo luận, tính toán kỹ quy trình, đặc điểm, cách thức thực hiện sao cho thật phù hợp với mình. Chuyển đổi số không thể có công thức chung cho tất cả các cơ quan báo chí. Bởi vậy, có những quy trình có thể rất thành công với cơ quan này, nhưng khi áp dụng lại hoàn toàn không hiệu quả với cơ quan khác.

Thứ ba, chuyển đổi số không thể có công thức chung, lại càng không thể thực hiện đồng loạt với tất cả các cơ quan báo chí truyền thông. Bởi vậy, các cơ quan quản lý nhà nước về báo chí truyền thông cần có phương án để xây dựng các cơ quan thí điểm trong việc chuyển đổi số.

Trước tiên cần quan tâm đầu tư xây dựng hiện đại các cơ quan báo chí, truyền thông chủ lực đa phương tiện của Quốc gia (6 cơ quan theo Quy hoạch báo chí gồm: Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Công an Nhân dân, Báo Quân đội Nhân dân), đặc biệt là thúc đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, hình thành các loại hình truyền thông mới của các cơ quan này và một số cơ quan báo chí điện tử có ảnh hưởng xã hội để nội dung báo chí chính thống chiếm lĩnh nền tảng số, nền tảng truyền thông xã hội trở thành dòng chảy chính về thông tin, có vai trò định hướng dư luận trên không gian mạng./.

TS. Phan Văn Kiền, Phó Viện trưởng, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội)

Nguồn: Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn
Thẻ: chuyển đổi sốchuyển đổi số báo chígiáo dục và đời sống

Related Posts

Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.
VĂN HÓA

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

bởi BBT
30/12/2022
0
0

Với tình yêu quê hương đất nước, tân Hoa Khôi Áo Dài Việt Nam - UK 2022 (tại Vương Quốc...

Đọc thêm
ĐỜI SỐNG

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

bởi BBT
29/12/2022
0
0

3 tuyến cáp quang biển APG, AAG và AAE-1 nối Việt Nam đi quốc tế đều gặp sự cố đang...

Đọc thêm
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.
ĐỜI SỐNG

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Khoảng 19h ngày 27/12, nổ lớn kết hợp với lửa bùng lên tại số 176 Hoàng Công Chất, Hà Nội...

Đọc thêm
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.
TUYỂN SINH - DU HỌC

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

bởi BBT
27/12/2022
0
0

Năm vừa qua, Bộ GD&ĐT đã xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh vượt năng lực, vượt...

Đọc thêm
GIÁO DỤC

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Ngày 21/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đến thăm, chúc mừng Vụ Giáo dục Quốc phòng và An ninh nhân...

Đọc thêm
PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - đọc thông điệp tại hội nghị thường niên năm 2022 chiều 22-12
GIÁO DỤC

Năm 2023 Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển đổi số toàn hệ thống

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Thông tin trên được PGS Vũ Hải Quân - giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM - công bố tại...

Đọc thêm
Học sinh Trường tiểu học Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi học tiết học ảo - Ảnh: Nhà trường cung cấp
GIÁO DỤC

TP.HCM thí điểm lớp học ảo tại hai trường tiểu học

bởi BBT
22/12/2022
0
0

Mô hình lớp học ảo vừa được triển khai thí điểm tại hai trường tiểu học ở TP.HCM từ ngày...

Đọc thêm
Việt phục tân thời vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp truyền thống của một thuở vàng son cho đến ngày nay.
ĐỜI SỐNG

Challenge “Y phục xứng kỳ đức”: Đánh thức tình yêu văn hóa trong giới trẻ Việt qua thử thách thiết kế Việt phục

bởi BBT
20/12/2022
0
0

Tối ngày 19/12, Cuộc thi thiết kế sáng tạo Creative Hunter 2022 chính thức khởi động Challenge “Y phục xứng...

Đọc thêm
Người dân chờ đợi khám, nhận thuốc bảo hiểm y tế tại một bệnh viện trên địa bàn TP.HCM
SỨC KHỎE

TP.HCM dự báo dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi là thách thức năm 2023

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Ngành y tế TP.HCM dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm và các loại dịch bệnh mới nổi vẫn...

Đọc thêm
Để chẩn đoán chính xác bệnh sốt xuất huyết cũng như mức độ giảm tiểu cầu, cần làm xét nghiệm máu.
SỨC KHỎE

Ca mắc sốt xuất huyết giảm nhưng vẫn ở mức cao

bởi BBT
15/12/2022
0
0

Nhiệt độ miền Bắc đang giảm nhưng chưa đủ để hạn chế sự hoạt động của muỗi vằn truyền bệnh...

Đọc thêm
Xem thêm
Bài sau

Nạn tin giả và giá trị cốt lõi của báo chí

Trường Đại học Tôn Đức tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về KHCN.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng còn tồn tại trong thực hiện chính sách pháp luật về KHCN

Z4011910879105_b4ecc020d5c845b7c69e2871ce6ca3e7
ĐỜI SỐNG

VTC thực hiện chương trình đặc biệt Tết Qúy Mão mang tên “Thắp lên ngọn lửa”

bởi BBT
04/01/2023
0
0

Trong dịp Tết Quý Mão 2023, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC sẽ gửi tới quý vị khán giả...

Đọc thêm
Các người đẹp đạt giải trong cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Vương quốc Anh 2022 chụp ảnh lưu niệm.

Tân Hoa khôi Áo dài Việt Nam tại Anh 2022 Lê Ngọc Hân: Phát huy và gìn giữ tình yêu văn hóa dân tộc

30/12/2022
0

Truy cập internet của Việt Nam bị ảnh hưởng ra sao khi 3 tuyến cáp quang biển gặp sự cố?

29/12/2022
0
Hiện trường cháy lớn tại số 176 Hoàng Công Chất, khiến 3 người bị thương nặng.

Hiện trường vụ nổ thổi bung mái nhà khiến 3 người bị thương nặng tại Hà Nội

27/12/2022
0
Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT Nguyễn Đức Cường.

Bộ GD&ĐT xử lý nghiêm các cơ sở đào tạo tuyển sinh sai quy định

27/12/2022
0
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI
GIẤY PHÉP SỐ: 44/GP-TTĐT CỦA SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TP.HCM CẤP NGÀY 29/10/2020
Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Thị Hải
Vận hành: DIỄN ĐÀN SỐNG KHỎE VÀ PHÁP LUẬT
Địa chỉ: Số 6, ngõ 3, đường Hà Tông Trình, phường Trần Phú, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh
Email: diendansuckhoephapluat@gmail.com
Điện thoại: 0962426276
Cơ quan chủ quản Công ty Truyền thông Pháp luật Thị trường
Trụ sở chính: Tòa nhà Victoria Building – 755 Lũy Bán Bích, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
No Result
View All Result
  • HOME
  • ĐỜI SỐNG
  • KINH TẾ
  • GIÁO DỤC
  • VĂN HÓA
  • TUYỂN SINH – DU HỌC
  • SỨC KHỎE
  • GIA ĐÌNH – XÃ HỘI

 
Loading Comments...
Comment
    ×